Sau khi tiến hành các thí nghiệm với võng mạc chuột, các nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện võng mạc có thể tự "tái lập trình" tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng.

Võng mạc có thể tự điều chỉnh tùy theo điều kiện ánh sáng

Vũ Trung Hương | 18/09/2018, 17:49

Sau khi tiến hành các thí nghiệm với võng mạc chuột, các nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện võng mạc có thể tự "tái lập trình" tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng.

Điều này có nghĩa là trong điều kiện thiếu ánh sáng, võng mạc vẫn giữ được khả năng nhận biết chuyển động, nhưng chương trình hoạt động của các tế bào thần kinh thay đổi.

Theo tạp chí Neuron, mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi, trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt. Điều đặc biệt là võng mạc có thể tự "tái lập trình" tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng.

Một nhóm nhà khoa học Mỹ và Canada đã đi đến kết luận như vậy sau khi tiến hành các thí nghiệm với võng mạc chuột. Mắt của các loài động vật có xương sống nhận ra chuyển động với sự trợ giúp của 4 loại tế bào thần kinh nằm trong võng mạc.

Mỗi loại tế bào thần kinh này chịu trách nhiệm về một trong các hướng: nhìn lên, nhìn xuống, nhìn sang trái hoặc nhìn sang phải. Ví dụ, nếu đối tượng di chuyển đều đặn theo hướng lên trên thì hoạt động của các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm về hướng này được kích hoạt,trong khi các tế bào thần kinh còn lại bất động.

Nếu đối tượng di chuyển theo đường chéo, ví dụ như di chuyển về bên trái và theo hướng lên trên thì 2 loại tế bào thần kinh tương ứng sẽ được kích hoạt.Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong điều kiện ít ánh sáng, võng mạc vẫn giữ được khả năng nhận biết chuyển động, nhưng chương trình hoạt động của các tế bào thần kinh thay đổi.

Các tác giả của công trình nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm với võng mạc chuột trong điều kiện tối gần như hoàn toàn. Họ đã cấy một điện cực vào võng mạc để có thể ghi lại hoạt động của một số loại tế bào thần kinh nhất định.

Để quan sát các tế bào võng mạc, các nhà khoa học đã trang bị thiết bị nhìn ban đêm cho kính hiển vi thông thường và phát hiện được một tính năng đáng kinh ngạc: các tế bào võng mạc phản ứng với sự chuyển động ngay cả trong bóng tối.

Một điều kỳ lạ nữa là khi thiếu sáng, chỉ có những tế bào thần kinh trong điều kiện bình thường chịu trách nhiệm quan sát chuyển động theo hướng lên trên mới được kích hoạt, bất chấp sự chuyển động theo hướng nào.

Tuy nhiên, hiện tại, các nhà khoa học chưa thể giải thích tại sao chỉ có một loại tế bào thần kinh hoạt động trong bóng tối. Có lẽ, chính vì hiện tượng này mà những người có thị lực kém thường phàn nàn về những rối loạn trong cảm nhận về chuyển động.

Một trong những tác giả công trình nghiên cứu lý giải rằng trong đêm tối, để sinh tồn, các loài động vật rất cần chú ý đến chuyển động giống như một cú nhảy của thú săn mồi.

Các nhà khoa học dự định trong nghiên cứu tiếp theo sẽ tìm được các chứng cứ xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết này.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Võng mạc có thể tự điều chỉnh tùy theo điều kiện ánh sáng