Trước lời kêu gọi hoãn tiêm liều tăng cường của WHO, Mỹ cho rằng có thể vừa tiêm vừa giúp đỡ được các quốc gia nghèo.

WHO kêu gọi các nước giàu ngừng tiêm liều tăng cường, Mỹ lên tiếng phản bác

Đan Thuỳ | 05/08/2021, 08:22

Trước lời kêu gọi hoãn tiêm liều tăng cường của WHO, Mỹ cho rằng có thể vừa tiêm vừa giúp đỡ được các quốc gia nghèo.

Hôm 4.8, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các công ty và quốc gia có thu nhập cao như Mỹ nên ngừng tiêm liều vắc xin tăng cường cho đến khi đảm bảo nguồn cung vắc xin cho những quốc gia nghèo hơn. Ông cho rằng các nước nên “hoãn tiêm vắc xin tăng cường ít nhất tới cuối tháng 9, để ít nhất 10% dân số ở mọi quốc gia có thể được tiêm chủng”.

anh-chup-man-hinh-2021-08-05-luc-08.06.05.png
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: AP

Tuy nhiên, Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng đó là “một sự lựa chọn sai lầm” và Washington có thể vừa triển khai tiêm liều tăng cường cho người dân vừa có thể đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin cho các quốc gia khác. “Có nhiều việc cần phải giải quyết vào lúc này nhưng chúng tôi tin rằng có thể làm được cả hai việc cùng một lúc”, bà Jen Psaki cho biết.

Hôm 3.8, Mỹ đã công bố “một cột mốc quan trọng” khi cung cấp 110 triệu liều vắc xin cho các quốc gia khác trên thế giới, nhiều hơn tất cả những nước đã chia sẻ vắc xin cộng lại.

"Cũng tại quốc gia này, chúng tôi có đủ nguồn cung để đảm bảo rằng mọi người Mỹ đều có thể tiếp cận vắc xin. Chúng tôi sẽ có đủ nguồn cung cấp đảm bảo nếu FDA quyết định cần tiêm liều vắc xin tăng cường cho một phần dân số. Chúng tôi tin rằng có thể làm tốt được cả hai việc này vì vậy chúng tôi không cần phải đưa ra lựa chọn một trong hai”, Psaki nhấn mạnh.

rawimage.jpeg
Thư ký Nhà Trắng,  Jen Psaki - Ảnh: Internet

Nhiều tháng gần đây, WHO đã giống lên hồi chuông cảnh báo về sự mất cân bằng ngày càng rõ rệt trong việc cung cấp vắc xin chống lại đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 4,2 triệu người trên thế giới.

Khoảng 4,3 tỉ liều vắc xin đã được sử dụng trên toàn cầu, theo số liệu của AFP.

WHO muốn mọi quốc gia phải tiêm vắc xin cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9, ít nhất 40% vào cuối năm và 70% vào giữa năm 2022.

Ở các quốc gia được Ngân hàng Thế giới xếp vào loại thu nhập cao, 101 liều trên 100 người đã được tiêm. Con số đó giảm xuống còn 1,7 liều trên 100 người ở 29 quốc gia có thu nhập thấp.

Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO kêu gọi các nước giàu ngừng tiêm liều tăng cường, Mỹ lên tiếng phản bác