WHO nói biến thể C.1.2 dường như không lan rộng.

WHO nói gì về biến thể C.1.2 có thể sở hữu nhiều đặc tính tránh hệ miễn dịch hơn Delta?

Sơn Vân | 01/09/2021, 09:52

WHO nói biến thể C.1.2 dường như không lan rộng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết C.1.2 (được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào tháng 5) dường như không lây lan mạnh, đồng thời cho biết đang theo dõi biến thể này khi vi rút tiến hóa.

Phát biểu tại cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc, người phát ngôn của WHO - Margaret Harris nói biến thể có nhãn C.1.2 dường như không gia tăng mạnh. Vì thế, C.1.2 hiện không được WHO phân loại là "biến thể đáng lo ngại".

bien-the-c12-who-len-tieng.jpg
C.1.2 hiện không được WHO phân loại là biến thể đáng lo ngại

Các nhà khoa học Nam Phi đã phát hiện C.1.2 với nhiều đột biến nhưng vẫn chưa xác định được liệu nó có khả năng lây lan cao hơn hoặc có thể vượt qua khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp hay không.

C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 5.2021 và hiện đã lây lan sang hầu hết các tỉnh Nam Phi và 7 quốc gia khác ở châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, theo một nghiên cứu vẫn chưa được xem xét.

C.1.2 chứa nhiều đột biến liên quan đến các biến thể khác với khả năng lây truyền tăng lên và giảm độ nhạy với kháng thể trung hòa, nhưng xảy ra trong một hỗn hợp khác biệt và các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn chúng ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của vi rút. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đang được tiến hành để xác định mức độ trung hòa biến thể này bởi các kháng thể.

Nam Phi là quốc gia đầu tiên phát hiện ra Beta, một trong bốn biến thể được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dán nhãn "cần quan tâm".

Beta được cho là lây lan nhanh hơn phiên bản gốc của SARS-CoV-2 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và có bằng chứng vắc xin hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc chống lại nó, khiến một số quốc gia hạn chế du lịch đến và đi từ Nam Phi.

Richard Lessells, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là một trong những tác giả của nghiên cứu về C.1.2, cho biết sự xuất hiện của nó cho chúng ta biết "đại dịch còn lâu mới kết thúc và vi rút này vẫn đang khám phá các cách để có khả năng lây nhiễm cho chúng ta dễ dàng hơn".

Ông nói rằng mọi người không nên quá lo lắng vào giai đoạn này và rằng các biến thể có nhiều đột biến hơn nhất định sẽ xuất hiện sâu hơn trong đại dịch.

Dữ liệu giải trình tự bộ gen từ Nam Phi cho thấy C.1.2 vẫn chưa thể thay thế biến thể Delta vốn chiếm ưu thế vào tháng 7, tháng gần nhất mà số lượng lớn mẫu có sẵn.

Vào tháng 7.2021, C.1.2 chiếm 3% số mẫu so với 1% vào tháng 6, trong khi Delta chiếm 67% vào tháng 6 và 89% vào tháng 7.

Delta đang là biến thể SARS-CoV-2 lây lan nhanh nhất và đáng sợ nhất mà thế giới gặp phải. Nó đang làm tăng sự lo lắng về COVID-19 khi các quốc gia định nới lỏng các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế.

Richard Lessells cho biết C.1.2 có thể sở hữu nhiều đặc tính né tránh hệ miễn dịch hơn Delta, dựa trên kiểu đột biến của nó và các phát hiện đã được gắn cờ cho WHO.

Tiến sĩ Megan Steain, nhà vi rút học kiêm giảng viên bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa thuộc Đại học Sydney (Úc), nói cảnh báo với C.1.2 được ban bố do các dạng đột biến bên trong chủng này.

C.1.2 chứa một số đột biến từng được phát hiện trong các biến chủng đáng quan ngại. Mỗi khi chúng tôi phát hiện những đột biến này, chúng tôi sẽ theo dõi biến chủng chứa chúng. Những đột biến này có thể ảnh hưởng đến tốc độ lây lan hay khả năng xâm nhập hệ miễn dịch. Trong khi có thể khẳng định một vài dạng đột biến quan trọng có thể khiến vi rút lây lan mạnh hơn, chúng tôi nhận thấy các đột biến phối hợp với nhau và có thể tạo ra chủng vi rút mạnh hơn hoặc yếu hơn. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mất nhiều thời gian. Sẽ còn nhiều điều cần phải làm”, bà Megan Steain nhận định.

WHO: Biến thể Mu có thể kháng vắc xin ngừa COVID-19

WHO đang theo dõi một biến thể mới có tên gọi Mu, được phát hiện đầu tiên ở Colombia vào tháng 1.2021.

Tên khoa học là B.1.621, Mu được WHO xác định là “biến thể đáng quan tâm” vào ngày 31.8.

Theo WHO, biến thể này xuất hiện đột biến cho thấy nguy cơ kháng vắc xin ngừa COVID-19. “Mu có một loạt các đột biến cho thấy đặc tính tiềm ẩn của khả năng thoát khỏi hệ miễn dịch”, trích thông báo của WHO.

Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ về biến thể này.

Bài liên quan
Chiến dịch tiêm liều vắc xin Pfizer thứ 3 giúp Israel giảm ca mắc COVID-19 và bệnh nặng do chủng Delta
Các quan chức và nhà khoa học cho biết, chưa đầy một tháng kể từ khi bắt đầu đợt tiêm vắc xin Pfizer tăng cường, Israel đang nhận thấy những dấu hiệu ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng và bệnh nặng của đất nước do biến thể Delta.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO nói gì về biến thể C.1.2 có thể sở hữu nhiều đặc tính tránh hệ miễn dịch hơn Delta?