Hai bệnh viện lớn ở phía tây Sydney, tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 ở Úc, đã dựng lều khẩn cấp ngoài trời hôm 26.8 để giúp đối phó với sự gia tăng bệnh nhân khi thành phố này phải vật lộn với làn sóng tồi tệ nhất của đại dịch.

Bệnh viện ở thành phố lớn nhất Úc quá tải, dựng lều cho bệnh nhân khi ca COVID-19 tăng vọt vì Delta

Sơn Vân | 26/08/2021, 09:53

Hai bệnh viện lớn ở phía tây Sydney, tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 ở Úc, đã dựng lều khẩn cấp ngoài trời hôm 26.8 để giúp đối phó với sự gia tăng bệnh nhân khi thành phố này phải vật lộn với làn sóng tồi tệ nhất của đại dịch.

Sydney, thành phố lớn nhất của Úc thuộc bang New South Wales, đang phải vật lộn để dập tắt sự bùng phát biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, với mức độ lây nhiễm hàng ngày đạt mức kỷ lục ngay cả sau 2 tháng phong tỏa cứng rắn.

Tổng cộng có 919 ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận hôm 25.8, mức tăng hàng ngày lớn nhất, với gần 9.000 trường hợp khác trong hai tuần qua.

Một đơn vị tạm thời trong khoa cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 sẽ giúp "giảm tải sự chậm trễ", một phát ngôn viên của Khu Y tế địa phương phía tây Sydney nói với Reuters hôm 26.8.

Bệnh viện Westmead và Blacktown đã phải vật lộn với sự gia tăng ổn định bệnh nhân COVID-19, buộc các quan chức phải chuyển hướng xe cấp cứu đến các bệnh viện khác, Hiệp hội Y tế Úc (APA) cho biết.

Trong đoạn video được đăng trên Twitter tối 25.8, APA cho biết các nhân viên y tế được lựa chọn đợi trong xe của họ với những người dương tính với COVID-19 hoặc "đợi ngoài trời mưa lạnh" do lượng bệnh nhân quá đông.

2-benh-vien-o-thanh-pho-lon-nhat-uc-dung-leu-cho-benh-nhan-covid-191.jpg
Nhiều người xếp hàng chờ đợi bên ngoài phòng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở ngoại ô Bankstown ngày 25.8
trong thời gian phong tỏa để hạn chế bùng phát dịch ở Sydney, Úc - Ảnh: Reuters

Biến thể Delta lây lan nhanh đã phá hỏng thành công ban đầu của Úc trong việc chống lại COVID-19 với số lượng ca bệnh và tử vong tương đối thấp. Hiện Úc đã ghi nhận 47.826 ca mắc COVID-19 với 989 người tử vong.

Ngoài Sydney, Melbourne (thành phố lớn thứ hai Úc) và thủ đô Canberra cũng đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt, khiến hơn một nửa trong số 25 triệu dân số của đất nước phải tuân theo các lệnh nghiêm ngặt về việc ở tại nhà.

Các ca mắc COVID-19 ở bang Victoria (gồm cả thành phố Melbourne) đã tăng lên 80 vào ngày 26.8, từ 45 của một ngày trước đó.

Chính phủ liên bang đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại Úc khi tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi đạt 70% -80%, nhưng một số bang đã ám chỉ rằng họ có thể trì hoãn việc đó do sự gia tăng nhanh chóng của các ca COVID-19 ở Sydney.

Tại Úc, khoảng 32% những người trên 16 tuổi đã được tiêm vắc xin đầy đủ 2 liều, trong khi chỉ hơn 54% tiêm ít nhất một liều.

Hôm 23.8, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Úc phải bắt đầu học cách sống chung với COVID-19 khi đạt được các mục tiêu tiêm vắc xin cao hơn, bất chấp những lo ngại ở một số bang về tác động của việc gia tăng ca bệnh ở thành phố Sydney.

Với hơn một nửa tổng số người Úc bị mắc kẹt trong các cuộc phong tỏa kéo dài hàng tuần để hạn chế biến thể Delta, Thủ tướng Morrison cho biết đất nước phải tiến lên và bắt đầu giảm các hạn chế khi có nhiều người tiêm chủng hơn.

"Phong tỏa không thể tồn tại mãi mãi. Đây không phải là cách bền vững để sống ở đất nước này. Ngày chuột chũi phải kết thúc và nó sẽ kết thúc khi tỷ lệ tiêm vắc xin của chúng ta bắt đầu đạt 70% và 80%", ông Scott Morrison nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình ở thủ đô Canberra của Úc.

Ngày chuột chũi là bộ phim kể về một ngày, như mọi ngày, kéo dài cả ngàn ngày. Chính từ vòng lặp thời gian bất tận ấy mà nhân vật chính Phil (Bill Murray thủ vai) đã tìm ra được hành phúc đích thực từ chính sai lầm và đau khổ.

Thủ tướng Úc - Scott Morrison phát biểu ngay khi các hạn chế chặt chẽ hơn có hiệu lực ở Sydney. Kể từ 23.8, đeo khẩu trang bị bắt buộc ở bên ngoài nhà, ngoại trừ khi tập thể dục, và lệnh giới nghiêm ban đêm được áp dụng tại 12 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tháng trước, chính phủ liên bang đã công bố kế hoạch 4 giai đoạn để nới lỏng các hạn chế khi 70% trong số 25 triệu người trên 16 tuổi được tiêm chủng, với các lệnh cấm nghiêm ngặt "khó có thể được yêu cầu".

Khi tỷ lệ bao phủ vắc xin đạt 80% thì chỉ cần "phong tỏa mục tiêu nguy cơ cao" và những người Úc đã tiêm chủng sẽ được tự do đi lại giữa các bang.

Thủ hiến bang New South Wales - Gladys Berejiklian kêu gọi mọi người tập trung ít hơn vào các ca bệnh và nhiều hơn vào việc triển khai tiêm vắc xin.

"Một khi đạt đến việc tiêm 2 liều vắc xin cho 80% dân, mọi bang sẽ phải sống chung với COVID-19. Bạn không thể tránh Delta mãi mãi", bà nói.

Bài liên quan
Người thuộc nhóm trẻ nhất chết vì COVID-19 ở Úc và lời cảnh báo không nên chờ vắc xin Pfizer
Bang New South Wales (Úc) đã báo cáo một trong những trường hợp tử vong do COVID-19 trẻ nhất nước hôm 4.8, khi tình trạng nhiễm bệnh hàng ngày kéo dài gần mức cao nhất trong 16 tháng bất chấp việc 5 triệu người ở thành phố Sydney đã bước vào tuần phong tỏa thứ sáu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện ở thành phố lớn nhất Úc quá tải, dựng lều cho bệnh nhân khi ca COVID-19 tăng vọt vì Delta