Theo ghi nhận của báo Reuters và AP ngày 18.9, lệnh cấm vận quốc tế mới giáng xuống CHDCND Triều Tiên làm xăng tăng giá bán, nhưng không có nhiều chứng cứ chủ xe xếp hàng dài hoảng loạn chờ được mua xăng như Mỹ tuyên bố.

Xăng tăng giá ở Triều Tiên, không có cảnh ‘xếp hàng hoảng loạn’

Trần Trí | 18/09/2017, 16:10

Theo ghi nhận của báo Reuters và AP ngày 18.9, lệnh cấm vận quốc tế mới giáng xuống CHDCND Triều Tiên làm xăng tăng giá bán, nhưng không có nhiều chứng cứ chủ xe xếp hàng dài hoảng loạn chờ được mua xăng như Mỹ tuyên bố.

Ngày 17.9, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết Twitter, gọi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là “Người Tên lửa”, và nêu dân Triều Tiên xếp hàng dài chờ mua xăng trước khi lệnh cấm vận mới tác động mạnh vào nguồn cung ứng xăng dầu.

Ông Trump viết ám chỉ cuộc nói chuyện điện thoại trước đó với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in: “Tối qua, tôi nói chuyện với Tổng thống Moon. Hỏi ông ấy Người Tên lửa đang làm gì. Xếp hàng dài mua xăng ở Triều Tiên. Tội quá!”.

Một tuần sau khi Hội đồng bảo an LHQ nhất trí bỏ phiếu giảm xuất khẩu xăng dầu và đặt mức trần cấp dầu thô cho Triều Tiên (nhằm phản ứng việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ sáu hôm 3.9) chính phủ Mỹ nhấn mạnh chế độ Kim Jong-un “bắt đầu cảm thấy cú đâm”.

Nữ đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói lệnh cấm vận khiến Triều Tiên “bị cắt khỏi thế giới”.

Nhưng các chuyên gia không tin lệnh cấm vận xăng dầu sẽ gây sức ép mạnh lên nền kinh tế Triều Tiên và buộc chính phủ Kim Jong-un phải từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Vài tư thương Trung Quốc hoạt động mậu biên với Triều Tiên có phàn nàn việc khó tìm được xăng cho xe chở hàng, và lệnh trừng phạt đã tác động đến hoạt động mua bán qua biên giới Triều-Trung.

Nhưng nhận định “dân Triều Tiên hoảng loạn xếp hàng chờ mua được xăng” của ông Trump là một “tuyên bố văng mạng”, vì ở Triều Tiên, số người có xe con rất ít, chủ yếu là xe cấp cho các quan chức chính quyền và cho các sĩ quan quân đội.

Trang điện tử Tin tức Triều Tiên dẫn nhiều nguồn tin của họ ở Triều Tiên: làm gì có chuyện người dân xếp hàng dài chờ mua xăng ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi có nhiều xe con nhất ở Triều Tiên.

Khó có số liệu chính thức, nhưng ước tính Triều Tiên có khoảng 250.000 đến 300.000 xe, so với 20 triệu chiếc ở Hàn Quốc, nơi có số dân đông gấp đôi số dân Triều Tiên.

Theo Reuters, đa số xe con ở Triều Tiên là xe cũ “đồ xài rồi’ nhập từ Trung Quốc, nhưng nhiều người dân vẫn chưa đủ khả năng tài chính để làm chủ các loại xe cũ này.

Theo AP, xe con phải đăng ký là tài sản của một cơ quan hoặc của quân đội, và phụ nữ bị cấm lái xe, ngoại trừ những hoàn cảnh đặc biệt.

Người dân làm chủ xe riêng đang tăng ở Bình Nhưỡngvà trong giới nhà buôn gần biên giới Trung Quốc. Nhưng các chủ xe này phải tuân thủ nhiều qui định nặng nề.

Theo chính quyền Mỹ, lệnh cấm vận mới của LHQgồm đặt mức trần xuất khẩu xăng dầu và giảm xuất các mặt hàng khác cho Triều Tiên sẽ có kết quả là giảm 30% tổng mức xăng-dầu cho Triều Tiên.

Nhưng lệnh cấm vận mới khó cóthể tác động mạnh đến chương trình vũ khí hạt nhân hoặc quân đội Triều Tiên, theo một báo cáo của Viện nghiên cứu vì hòa bình và phát triển bền vững Nautilus (Mỹ).

Báo cáo này nêu Triều Tiên sẽ nhanh chóng có biện pháp tiết kiệm năng lượng, tìm nguồn năng lượng không phải xăng dầu để quản lý việc bị cắt nguồn cung ứng xăng dầu vốn chủ yếu dành cho giao thông công cộng hoặc cho quân đội.

Trung Quốc thường chuyển dầu thô cho Triều Tiên qua một ống dẫn dầu cũ dài 30 km, từ thành phố Đan Đông đến một nhà máy lọc dầu ở bên kia biên giới.

Dù Trung Quốc phải giảm xuất khẩu xăng dầu cho Triều Tiên, chế độ Kim Jong-un vẫn có giải pháp cắt giảm việc sử dụng xăng dầu không vì mục đích quân sự, nên sẽ không bị tác động mạnh đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên, theo báo cáo của Viện Nautilus.

Viện này viết: “Tác động lập tức từ phản ứng cắt giảm xăng-dầu là người dân Triều Tiên sẽ phải đi bộ hoặc không đi đâu cả, và phải đẩy xe buýt xe đò thay vì ngồi trên các loại xe này. Vì thiếu xăng dầu và nhà máy điện không hoạt động, nhà dân sẽ bị cúp điện. Lệnh cấm vận chủ yếu chỉ tác động đến dân thường, khi chính quyền Triều Tiên không quan tâm nhiều đến các sản phẩm từng xăng dầu”.

Ông Chun Yung-woo, một cựu quan chức Hàn Quốc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nói Triều Tiên vẫn có thể tồn tại 1 hoặc 2 năm mà không cần nhập xăng-dầu.

Ông Chun nói: “Dân Triều Tiên đã quen sống chung với các điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn nên họ vẫn có thể tiếp tục sống ít nhất một năm, nếu lệnh cấm vận xăng-dầu được áp dụng, sẽ có định mức sử dụng tối thiểu đối với giới lãnh đạo, và sẽ dùng xe bò và người lao động để thay thế xe con, xe kéo”.

Bảo Vĩnh (theo AP, Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xăng tăng giá ở Triều Tiên, không có cảnh ‘xếp hàng hoảng loạn’