Hai nhà máy của Fast Retailing bị đốt phá khi nhiều thương hiệu cân nhắc rút lui khỏi Myanmar.

2 nhà máy hãng thời trang hàng đầu Nhật bị đốt phá đe dọa ngành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Myanmar

Nhân Hoàng | 16/03/2021, 22:00

Hai nhà máy của Fast Retailing bị đốt phá khi nhiều thương hiệu cân nhắc rút lui khỏi Myanmar.

Bạo lực giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã đe dọa địa vị của Myanmar như trung tâm sản xuất quần áo, với Fast Retailing, công ty mẹ của hãng thời trang Uniqlo (Nhật Bản), cho biết hai nhà máy của họ đã bị phóng hỏa trong tình trạng bất ổn mới nhất làm rung chuyển ngành may mặc nước này.

Fast Retailing là doanh nghiệp bán lẻ thời trang hàng đầu Nhật Bản, sở hữu hàng ngàn cửa hàng trên toàn thế giới với các thương hiệu Uniqlo, GU, J Brand, Theory...

2-nha-mat-hang-thoi-trang-nhat-bi-dot-chay3.jpg
Fast Retailing sở thương hiệu thời trang Uniqlo, GU, J Brand, Theory

Hỏa hoạn đã bùng phát tại 2 trong số 5 nhà máy của Fast Retailing ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar vào đêm 14.3. Một phát ngôn viên Fast Retailing cho rằng các nhà máy là mục tiêu của những kẻ đốt phá. Công ty vẫn đang đánh giá thiệt hại và vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về người chết hoặc bị thương.

Myanmar chiếm khoảng 2% trong số các nhà máy theo hợp đồng của Fast Retailing. Tuy nhiên, công ty Nhật Bản đang ngày càng sử dụng Myanmar làm cơ sở sản xuất. Kể từ năm 2019, Fast Retailing đã thêm hai nhà máy ở  nước này.

Fast Retailing hiện có 6 nhà máy cung cấp ở Myanmar để sản xuất một số sản phẩm mang thương hiệu GU của mình. Nếu tình trạng hỗn loạn ở quốc gia Đông Nam Á này kéo dài, Fast Retailing sẽ phải cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất sang nơi khác.

Tình trạng hỗn loạn đã ập xuống đất nước 54 triệu dân sau khi các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại cuộc đảo chính ngày 1.2 trở thành bạo lực, khiến ít nhất 180 người thiệt mạng. Bạo lực tràn vào Fast Retailing, công ty bán quần áo sản xuất tại Myanmar trên khắp thế giới, tin hiệu xấu cho quốc gia coi ngành dệt may là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới, đã tăng sản lượng ở Myanmar kể từ khi nước này áp dụng chế độ dân chủ, có thể ngừng đặt hàng với các nhà máy ở đây. Trên thực tế, một số công ty may mặc đã ngừng kinh doanh ở Myanmar.

2-nha-mat-hang-thoi-trang-nhat-bi-dot-chay1.jpg
Công nhân ủi và sắp xếp quần áo tại một nhà máy ở Yangon. Cuộc đảo chính đã giáng một đòn mạnh vào ngành may mặc, vốn từng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Myanmar

Sau khi Myanmar chuyển sang chế độ dân sự vào năm 2011, các công ty may mặc quốc tế đã vội vã xây nhà máy sản xuất tại đây, thu hút nhân công rẻ và lực lượng lao động lớn. Dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới cho thấy xuất khẩu quần áo từ Myanmar đạt 5 tỉ USD vào năm 2019, gấp 5 lần so với năm 2014.

Trong khi đó, xuất khẩu quần áo ở Trung Quốc giảm 18% cùng thời kỳ. Mức tăng trưởng 400% của Myanmar thấp hơn mức tăng 35% của Bangladesh, nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới, và mức tăng 53% của Việt Nam đứng thứ ba.

Các công ty may mặc Nhật Bản đã cùng các hãng nước ngoài di cư đến Myanmar. Theo Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản, nước này đã nhập khẩu quần áo trị giá 113,4 tỉ yên (1 tỉ USD) từ Myanmar trong 2019, tăng 12% so với một năm trước đó và tăng gấp 4 lần so với 2011, năm chuyển đổi sang chế độ dân sự. Myanmar là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ 7 vào Nhật Bản năm 2019.

Các hãng may mặc khác của Nhật Bản cũng bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng từ biến động ở Myanmar. Shimamura, chuỗi bán lẻ hàng may mặc, đã bị chậm trễ trong việc giao hàng từ Myanmar và đang xem xét sản xuất thay thế ở Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á khác. Wacoal, nhà sản xuất đồ lót hàng đầu, đã đình chỉ hoạt động tại một nhà máy ở Myanmar.

Adastria, công ty bán quần áo bình thường, phải đối mặt với việc giao hàng từ các nhà máy theo hợp đồng ở Myanmar trễ từ hai đến ba tuần do gián đoạn sản xuất và hậu cần. Công ty có kế hoạch tạm ngừng sản xuất trong nước này vào tháng tới trong khi xem xét chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.

Các hãng may mặc của Nhật Bản không phải là những công ty duy nhất bị ảnh hưởng. Hãng Hennes & Mauritz (H&M) của Thụy Điển, có hơn 40 nhà máy theo hợp đồng ở Myanmar, đã ngừng sản xuất ở đây, Reuters đưa tin.

OVS của Ý hôm 15.3 cho biết đã tạm dừng các hợp đồng với các nhà sản xuất phân biệt đối xử với những người biểu tình Myanmar phản đối quân đội.

Hôm 15.3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar nói rằng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã bị phá hoại trong các vụ tấn công ở Yangon, thiệt hại lên tới 36,89 triệu USD.

Bài liên quan
Kém phát triển nhất ASEAN, nền kinh tế Myanmar thiệt hại nặng nề thế nào sau cuộc đảo chính?
Các số liệu thống kê chỉ ra rằng cuộc đảo chính hôm 1.2 khiến Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn đã có tác động nhanh chóng và đáng kể đến nền kinh tế mới chỉ mới bắt đầu thể hiện tiềm năng chưa lâu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
37 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 nhà máy hãng thời trang hàng đầu Nhật bị đốt phá đe dọa ngành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Myanmar