Đại dịch COVID-19 kéo dài suốt 2 năm đã dạy cho con người nhiều điều về khẩu trang, vắc xin và cách ly. Nhưng chúng ta vẫn chưa có câu trả lời về việc tại sao triệu chứng COVID-19 kéo dài, miễn dịch tạo ra bởi vắc xin duy trì bao lâu, vi rút có thể tạo ra những biến thể nguy hiểm thế nào và căn bệnh này có nguồn gốc từ đâu.

4 bí ẩn về COVID-19 vẫn chưa có lời giải

Cẩm Bình | 28/12/2021, 09:37

Đại dịch COVID-19 kéo dài suốt 2 năm đã dạy cho con người nhiều điều về khẩu trang, vắc xin và cách ly. Nhưng chúng ta vẫn chưa có câu trả lời về việc tại sao triệu chứng COVID-19 kéo dài, miễn dịch tạo ra bởi vắc xin duy trì bao lâu, vi rút có thể tạo ra những biến thể nguy hiểm thế nào và căn bệnh này có nguồn gốc từ đâu.

Tháng 12.2019, những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Căn bệnh nhanh chóng lây lan ra toàn cầu với hơn 280 triệu ca nhiễm và hơn 5 triệu ca tử vong.

Loạt biện pháp chống COVID-19 được phát triển với tốc độ chóng mặt: nhiều loại vắc xin hiệu quả ra mắt chỉ trong vòng 1 năm, thuốc kháng vi rút Paxlovid của hãng Pfizer giúp giảm tới 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 đã được Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép.

Giới chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hiểu rõ COVID-19 hơn và đã có thể nhanh chóng xác định biến thể của vi rút (chẳng hạn như Delta hay Omicron). Tuy nhiên vẫn còn 4 bí ẩn lớn chưa tìm ra lời giải.

Ai dễ trở nặng khi mắc COVID-19, và tại sao triệu chứng COVID-19 kéo dài?

Chúng ta đã xác định được loạt triệu chứng do SARS-CoV-2 gây ra như đau đầu, sốt, mất phương hướng, buồn nôn, mất vị giác và khứu giác. Nhưng giới chuyên gia vẫn chưa thể biết vì sao một số trường hợp hợp mắc bệnh lại trở nặng trong khi trường hợp khác lại không.

Theo học giả Gigi Gronvall thuộc Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins: “Tuổi tác chắc chắn là yếu tố liên quan lớn nhất với nguy cơ bệnh nặng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thanh niên 29 tuổi hay trẻ em tử vong, mặc dù mọi dấu hiệu đều cho thấy đáng ra họ chỉ bệnh nhẹ”.

Các nhà khoa học cũng đang tìm lời giải cho tình trạng triệu chứng COVID-19 kéo dài mặc dù đã khỏi bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định được rất không ít triệu chứng dai dẳng nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng: mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, khó tập trung, lo lắng và trầm cảm. Danh sách này vẫn không ngừng mở rộng.

4cf0b860a-54ec-4eee-8a92-c6b7706fc0d0.jpg
Nhiều triệu chứng COVID-19 kéo dài vài tuần hay vài tháng sau khi khỏi bệnh - Ảnh: The Financial Times

Ông Bob Wachter - trưởng khoa Dược đại học California - cho biết: “Đã 2 năm trôi qua nhưng chúng ta vẫn không hiểu biết nhiều về triệu chứng COVID-19 kéo dài cũng như nguy cơ gặp tình trạng này nếu nhiễm biến Omicron sau tiêm chủng. Đây vẫn là nỗi khó khăn với hàng triệu người, và là mối lo ngại đối với tôi mỗi khi tôi nghĩ về viễn cảnh nhiễm Omicron”.

Miễn dịch tạo ra bởi vắc xin duy trì bao lâu?

Vắc xin COVID-19 được triển khai tiêm chủng suốt 1 năm qua, 2 vắc xin hiệu quả nhất là sản phẩm của Pfizer và Moderna, dùng RNA thông tin (mRNA) huấn luyện tế bào tạo protein kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Giới chuyên gia đã nghiên cứu vắc xin mRNA suốt nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được đưa ra sử dụng rộng rãi. Các nhà khoa học vẫn đang thu thập dữ liệu để xác định mức độ hiệu quả của vắc xin mRNA cũng như thời gian bảo vệ mà chúng đem lại.

“Chúng tôi nhận thấy khả năng bảo vệ giảm đi khi chưa đủ 6 tháng, đây là lý do tại sao khuyến nghị tiêm tăng cường vào 6 tháng (sau mũi thứ 2)”, học giả Gronvall cho biết.

4gettyimages_1234837929-1632835981509.jpg
Vắc xin là vũ khí hữu hiệu chống COVID-19 - Ảnh: AP

Với sự xuất hiện của Omicron, không rõ liệu mũi tiêm tăng cường có đem lại thời gian bảo vệ đủ dài hay không.

Theo WHO, vắc xin của Pfizer và Moderna đều kém hiệu quả hơn trong ngăn ngừa Omicron. Vài dữ liệu khác cho thấy các vắc xin COVID-19 khác còn kem hiệu quả hơn nữa.

Tuy nhiên, trường Y Harvard (Mỹ) xác định người tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ trở nặng, nhập viện và tử vong. Nguy cơ càng giảm nếu tiêm mũi tăng cường.

Sẽ có nhiều biến thể như Delta hay Omicron?

Vi rút liên tục đột biến. Đôi khi những đột biến cho ra đời biến thể nổi lên nhanh chóng rồi biến mất, đôi khi lại tạo ra biến thể tồn tại mạnh mẽ.

Dựa trên mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh, hiệu quả của các phương pháp điều trị và khả năng dễ lây lan, WHO trong 2 năm qua xác định SARS-CoV-2 đã biến đổi thành 5 “biến thể đáng lo ngại”.

Đến tháng 9, Alpha, Beta và Gamma đều bị hạ cấp xuống “biến thể cần theo dõi”, Delta cùng Omicron vẫn là “biến thể đáng lo ngại”. Tuần qua, giới chức y tế Mỹ tuyên bố Omicron là trở thành biến thể chiếm ưu thế tại nước này.

211220174635cfcv.jpg
Omicron thành biến thể chiếm ưu thế tại Mỹ - Ảnh: USA Today

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn Delta, nhưng dễ lây lan hơn nhiều.

Giới chức y tế cảnh báo đại dịch càng kéo dài, số lượng người chưa tiêm vắc xin càng nhiều thì vi rút càng có thời gian lây lan và đột biến. Dù xác định và lập bản đồ biến thể nay không còn khó khăn nữa, nhưng để xác định mức độ nguy hiểm của biến thể nào đó cần thời gian vì cần thu thập dữ liệu về số ca nhập viện và tử vong.

Theo học giả Gronvall: “Chúng ta vẫn chưa giỏi trong việc xem xét biến thể mới và dự đoán biến thể mới có ý nghĩa như thế nào trong thế giới thực. Chúng ta đã có công cụ tốt hơn để phân tích vật liệu di truyền và xác định khi nào các biến thể xuất hiện, nhưng không thể đọc chúng như đọc một cuốn sách được”.

Nguồn gốc COVID-19

Lý thuyết phổ biến là SARS-CoV-2 lây từ động vật sang người, những ca nhiễm đầu tiên nằm trong số người buôn bán hoặc sống gần chợ hải sản Hoa Nam (Vũ Hán).

Theo nhiều nguồn thông tin, khu chợ này không chỉ bán thịt bò, thịt gia cầm, cá và nông sản thông thường, mà còn bán cả động vật hoang dã như nhím, lửng, cầy hương.

Ngoài ra còn có lý thuyết cho rằng SARS-CoV-2 là sản phẩm nhân tạo xổng ra từ phòng thí nghiệm. Dù chưa tìm ra bằng chứng đủ sức thuyết phục, nhiều người vẫn ủng hộ lý thuyết này.

4who.jpg
Nhóm chuyên gia WHO đến Trung Quốc đầu năm 2021 không thể đưa ra câu trả lời chính xác về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh: Getty Images

Học giả Gronvall không tin tưởng lý thuyết SARS-CoV-2 xổng ra từ phòng thí nghiệm, nhưng bà cũng nhận xét phía Trung Quốc đang nói dối.

Vì Trung Quốc đã đóng cửa chợ Hoa Nam và loại bỏ mọi bằng chứng ngay từ lúc những ca nhiễm đầu tiên xuất hiện, nên giới chuyên gia khó lòng tìm ra vật chủ động vật ban đầu.

Để tìm hiểu thêm, Tổng thống Joe Biden đã chỉ đạo tình báo Mỹ tăng cường nỗ lực điều tra. WHO cũng thành lập nhóm chuyên gia mới tiếp tục công tác tìm hiểu nguồn gốc COVID-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 bí ẩn về COVID-19 vẫn chưa có lời giải