Trong lúc chính quyền Biden muốn nhượng bộ một số vấn đề với Iran để thắt chặt thêm vòng vây cô lập Nga thì 49 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã chính thức ra mặt phản đối.

49 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ngáng đường Tổng thống Biden trong kế hoạch cô lập Nga

Anh Tú | 15/03/2022, 07:09

Trong lúc chính quyền Biden muốn nhượng bộ một số vấn đề với Iran để thắt chặt thêm vòng vây cô lập Nga thì 49 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã chính thức ra mặt phản đối.

Một nhóm gồm 49 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hôm 14.3 cho biết họ sẽ không ủng hộ thỏa thuận hạt nhân mới của chính quyền Biden với Iran, thề sẽ "đảo ngược" bất kỳ thỏa thuận nào làm suy yếu các lệnh trừng phạt và giảm bớt các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Điều này có thể làm hỏng lôi kéo Iran trong nỗ lực cô lập Nga.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ngoại trừ Thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky, đã ký vào một tuyên bố hôm 14.3 gửi tới Tổng thống Biden, các đảng viên Dân chủ và cộng đồng quốc tế, cảnh báo rằng một "thỏa thuận lớn không có sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội sẽ không tồn tại".

Riêng Thượng nghị sĩ Paul nói rằng ông không ký vào lá thư với các đồng nghiệp đảng Cộng hòa vì: "Lên án một thỏa thuận chưa được xây dựng giống như lên án chính ngoại giao, không phải là một quan điểm đáng suy nghĩ nhiều".

Nhưng bỏ qua Paul, 49 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa viết: "Theo báo chí đưa tin, chính quyền Biden có thể sớm ký kết một thỏa thuận với Iran để đưa ra các biện pháp giảm nhẹ trừng phạt đáng kể chỉ nhằm đổi lấy những hạn chế trong ngắn hạn đối với chương trình hạt nhân của Iran".

"Theo mọi dấu hiệu, chính quyền Biden dường như đã đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thậm chí không áp dụng đối với Iran vì các hoạt động hạt nhân của nước này trước đây".

Tuyên bố nói: “Các hạn chế về hạt nhân trong thỏa thuận mới này có vẻ ít hạn chế hơn đáng kể so với thỏa thuận hạt nhân năm 2015, vốn đã quá yếu và sẽ làm suy yếu mạnh đòn bẩy của Mỹ để đảm bảo một thỏa thuận thực sự ‘dài hơn và mạnh hơn’. Hơn nữa, thỏa thuận dường như có khả năng làm sâu sắc thêm mối quan hệ tài chính và an ninh của Iran với Moscow và Bắc Kinh, gồm cả việc bán vũ khí".

Đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền Biden đã "từ chối cam kết đệ trình một thỏa thuận Iran mới lên Thượng viện để phê chuẩn như một hiệp ước, theo nghĩa vụ hiến pháp, hoặc để xem xét theo các yêu cầu luật định được lưỡng đảng thông qua để đáp ứng thỏa thuận năm 2015", đồng thời cho biết: "Ngoài ra, bất chấp những lời hứa trái ngược lại trước đó, chính quyền đã không tham khảo đầy đủ với Quốc hội”.

Tuyên bố nhấn mạnh: "Đảng Cộng hòa đã nói rõ: Chúng tôi sẵn sàng và mong muốn ủng hộ một chính sách với Iran, ngăn chặn hoàn toàn con đường đạt được khả năng vũ khí hạt nhân của Iran, hạn chế chương trình tên lửa đạn đạo của Iran”, đồng thời cảnh báo: “Nếu chính quyền đồng ý với một thỏa thuận không đạt được những mục tiêu này hoặc khiến việc đạt được chúng trở nên khó khăn hơn, đảng Cộng hòa sẽ làm mọi thứ trong khả năng của chúng tôi để đảo ngược nó".

Đảng Cộng hòa nói thêm rằng một khi Iran tiếp tục ủng hộ những kẻ bị Mỹ coi là khủng bố, họ sẽ phản đối việc dỡ bỏ và tìm cách áp dụng lại bất kỳ lệnh trừng phạt nào liên quan đến khủng bố với Tehran và thề: “Chúng tôi sẽ buộc Thượng viện bỏ phiếu về bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền để làm như vậy".

Tuyên bố tiếp tục nhấn mạnh: “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi chính quyền, các đồng nghiệp đảng Dân chủ và cộng đồng quốc tế học những bài học của quá khứ gần đây. Một thỏa thuận lớn mà không có sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội sẽ không tồn tại".

Tuy nhiên, một quan chức chính quyền đã hỏi ngược người Cộng hòa rằng họ sẽ làm "cụ thể" điều gì để ngăn Iran nhận bom hạt nhân vì một chiến dịch gây áp lực tối đa không có kết quả".

Người của đảng Cộng hòa cho rằng Iran "chỉ bắt đầu vội vàng hướng tới vũ khí hạt nhân sau khi Biden đắc cử" và rằng "đảng Cộng hòa muốn quay trở lại chiến dịch trừng phạt gây áp lực tối đa, vốn đã đẩy nền kinh tế Iran vào vòng xoáy tử thần, được hỗ trợ bởi một răn đe quân sự đáng tin cậy trong trường hợp họ cố gắng vượt qua lằn ranh".

Kế hoạch Hành động Toàn diện chung năm 2015 (JCPOA) đã đặt ra các giới hạn đối với hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc rút lại đáng kể các lệnh trừng phạt quốc tế. Chính quyền Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận trong bối cảnh lo ngại rằng thỏa thuận không đủ để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran.

Iran cuối cùng đã rút khỏi thỏa thuận sau khi chính quyền Trump tái áp đặt các biện pháp trừng phạt như một phần của chiến dịch gây áp lực tối đa và Tehran đã tăng cường làm giàu kể từ đó. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong tuần này cho biết họ tin rằng Iran đã tăng đáng kể kho dự trữ uranium làm giàu, nhưng không thể xác minh chính xác quy mô của kho dự trữ do các thanh tra viên bị hạn chế.

Chính quyền Biden đã tìm cách khởi động lại thỏa thuận và các cuộc đàm phán đã bắt đầu ở Vienna vào năm ngoái để khôi phục nó. Các cuộc đàm phán đó ban đầu bị đình trệ trong bối cảnh các bên không nhượng bộ.

Các quốc gia thành viên JCPOA, gồm các đối thủ hàng đầu của Mỹ như Trung Quốc và Nga, đã ủng hộ nỗ lực của chính quyền Mỹ để thiết lập lại thỏa thuận hạt nhân vào năm ngoái.

Ngoại trưởng Antony Blinken, tuần trước, nói với Fox News rằng Nga đang tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán, ngay cả trong bối cảnh nước này đang có chiến tranh với Ukraine.

Tuy nhiên, vào cuối tuần trước, Nga đã ra yêu sách. Phái đoàn Nga đã hoãn các cuộc đàm phán vào giờ cuối bằng cách yêu cầu quyền miễn trừ trừng phạt đối với bất kỳ thương mại nào trong tương lai với Iran. Đoàn Iran ban đầu tuyên bố sẽ không để nước ngoài tác động lên vấn đề tự quyết đất nước nhưng sau đó cũng rời hội nghị khiến thỏa thuận đi vào bế tắc.

Sau khi Nga tiến quân vào Ukraine, quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng. Mỹ áp dụng trừng phạt Nga đẩy giá dầu lên mức đỉnh. Chính quyền Biden tìm cách ổn định lại thị trường dầu mỏ bằng việc gạt qua những bất đồng để gõ cửa với những cựu thù như Venezuela và Iran. Đồng thời đây cũng được xem là cách để cô lập Nga nhiều hơn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, điều này vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa vì lập trường trước đó của chính quyền Donald Trump là cứng rắn với Iran và Venezuela. Chỉ có điều, nếu không thể lôi kéo Iran và Venezuela dưới áp lực của đảng Cộng hòa thì kế hoạch cô lập Nga của chính quyền Biden cũng khó thành hiện thực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
49 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ngáng đường Tổng thống Biden trong kế hoạch cô lập Nga