Khoảng 80 quốc gia vừa đạt được thỏa thuận về các quy tắc quản lý thương mại điện tử toàn cầu, gồm cả việc công nhận chữ ký điện tử và bảo vệ chống gian lận trực tuyến, nhưng không thu hút được sự ủng hộ của Mỹ.
Thế giới số

80 nước đạt được thỏa thuận về thương mại điện tử, nhưng thiếu sự ủng hộ của Mỹ

Sơn Vân 27/07/2024 08:46

Khoảng 80 quốc gia vừa đạt được thỏa thuận về các quy tắc quản lý thương mại điện tử toàn cầu, gồm cả việc công nhận chữ ký điện tử và bảo vệ chống gian lận trực tuyến, nhưng không thu hút được sự ủng hộ của Mỹ.

Sau 5 năm đàm phán, các điều phối viên Úc, Nhật Bản và Singapore đã phân phối cái gọi là "văn bản ổn định", được Liên minh châu Âu (EU) ca ngợi là "tin tức lịch sử" và Anh gọi là "mang tính đột phá".

"Chúng tôi đã đàm phán các quy tắc toàn cầu đầu tiên về thương mại điện tử", Ủy viên thương mại EU - Valdis Dombrovskis đăng trên mạng xã hội X.

80-nuoc-dat-duoc-thoa-thuan-ve-thuong-mai-dien-tu-nhung-thieu-su-ung-ho-cua-my.jpg
Valdis Dombrovskis cho biết các nước đã đàm phán các quy tắc toàn cầu đầu tiên về thương mại điện tử - Ảnh: Reuters

Nước Anh cho biết thỏa thuận sẽ cam kết tất cả bên tham gia số hóa các tài liệu và quy trình hải quan, công nhận tài liệu điện tử và chữ ký điện tử, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ pháp lý chống lại những kẻ lừa đảo trực tuyến và tuyên bố sai lệch về sản phẩm.

Văn bản nêu rõ các bên sẽ tìm cách hạn chế spam và bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như hỗ trợ các quốc gia kém phát triển nhất.

91 trong số 166 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã tham gia đàm phán, gồm cả Trung Quốc, Canada, Argentina, Nigeria và Ả Rập Saudi.

Mỹ cho biết văn bản mới là một bước tiến quan trọng, nhưng vẫn còn thiếu sót và phải điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu về an ninh, lợi ích quan trọng của quốc gia.

"Chúng tôi mong muốn hợp tác với các thành viên quan tâm để tìm giải pháp cho tất cả vấn đề còn tồn tại và đưa cuộc đàm phán đi đến kết luận kịp thời", Đại sứ Mỹ tại WTO - Maria Pagan cho biết trong một tuyên bố.

Một số quốc gia khác, chẳng hạn như Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có những e ngại. Song trong hầu hết trường hợp, những e ngại này liên quan đến các điểm nhỏ, theo một nguồn tin thương mại tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), nơi đặt trụ sở WTO.

Những bên tham gia vẫn có thể gặp khó khăn trong việc đưa thỏa thuận của họ thành một thỏa thuận WTO chính thức vì điều đó đòi hỏi sự đồng thuận giữa tất cả quốc gia thành viên. Ấn Độ và Nam Phi đặc biệt phản đối các thỏa thuận mà không có sự tham gia của toàn bộ quốc gia thành viên WTO.

Những con số ấn tượng của thương mại điện tử Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

Ngành thương mại điện tử Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt được mức tăng trưởng lớn chưa từng có, theo Metric (nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử).

Theo báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024 của Metric, tổng doanh số trên 5 sàn hàng đầu là Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki và Sendo đạt 143.900 tỉ đồng, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái, với 1,533 triệu sản phẩm đã được giao thành công tới khách hàng, tăng 65,5%. Đây được xem như một cú đại nhảy vọt khi cả hai hạng mục đều có mức tăng hơn 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng trưởng này phản ánh sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời cho thấy khả năng tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online đang diễn ra mạnh mẽ.

Song trong số này, chỉ có Tiktok Shop và Shopee tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 150% và 65,9% về doanh số nhờ đẩy mạnh các chính sách ưu đãi mua - hủy - trả hàng, lấy người tiêu dùng làm trọng tâm. Hai sàn này đều tận dụng tốt xu hướng mua hàng qua livestream của người tiêu dùng hiện nay.

Trong khi đó, Lazada, Tiki và Sendo lần lượt giảm 43,8%, 48,5% và 70,5%.

Nếu so với 6 tháng cuối năm 2023, TikTok Shop là sàn duy nhất có doanh số tăng trưởng (24,49%). Trong khi các sản khác đều giảm: Shopee giảm 2,29%, Lazada giảm tới 42,2%....

Việt Nam đang có 573.000 shop đang hoạt động, trong đó có 22.649 shop mall (tương đương 6% thị phần toàn ngành). Cơ cấu thị phần của shop mall được ghi nhận có mức tăng 1% sau 6 tháng tính từ đầu năm 2023. Ngoài ra, shop mall cũng đã đạt mức tăng trưởng 12,29% so với 6 tháng đầu năm ngoái và đang là xu hướng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Shop mall là những shop bán sản phẩm chính hãng và đã trải qua quy tình kiểm tra nghiêm ngặt của các sàn thương mại điện tử nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp cố gắng đạt được danh hiệu này để chứng minh độ uy tín của mình với khách hàng.

Trong 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu được Metric nghiên cứu, TikTok Shop được ghi nhận là sàn có mức tăng trưởng vượt trội hơn cả. Khi chỉ trong vòng 1 năm, doanh số và số sản phẩm giao thành công của TikTok Shop tăng đáng kinh ngạc, lần lượt là 150,54% và 242,5%.

Shopee hiện là sàn có thị phần lớn nhất với doanh số hơn 100.000 tỉ đồng, trong đó 3/4 là của các shop đến từ Hà Nội (43.308 tỉ đồng) và TP.HCM (33.194 tỉ đồng).

Làm đẹp vẫn là ngành hàng dẫn đầu về doanh số với con số ghi nhận được là 25.930 tỉ đồng, tương đương thị phần 17% toàn ngành, trong hai quý đầu năm 2024. Xét toàn thị trường, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn được ưu tiên, có xu hướng tăng khoảng 3% thị phần so với 6 tháng đầu năm 2023.

Trong số 10 thương hiệu doanh số cao nhất thị trường thương mại điện tử, chỉ chứng kiến sự xuất hiện duy nhất của một thương hiệu Việt Nam là Vinamilk. Các sản phẩm sữa đã mang về cho thương hiệu này gần 260 tỉ đồng trên các kênh thương mại điện tử để xếp ở vị trí thứ 9.

Theo Metric, hiện livestream vẫn là kênh bán hàng nổi bật trên các sàn. Điều này có thể thấy sự xuất hiện hàng loạt phiên livestream khủng từ KOL (người có sức ảnh hưởng), KOC (người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng) thu hút sự quan tâm từ nhiều người, bán đa dạng các sản phẩm, từ giá trị cao như ô tô, xe máy đến nông sản như sầu riêng, gạo…

Xu hướng mua theo combo cũng được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Xu hướng này đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2023, đến nay vẫn giữ được đà tăng trưởng. Quy mô sản lượng và doanh số đều tăng trên 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Metric dự báo trong quý 3/2024, thương mại điện tử sẽ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu khả quan khi tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam có thể đạt mức hơn 88.000 tỉ đồng với 944 triệu sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt hơn 23.2% và 23.1% so với quý 2/2024.

Cũng theo Metric, cuối tháng 8 và tháng 9 là thời điểm vàng cho ngành hàng văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Doanh số ngành này trong hai tháng gần đây đã bắt đầu tăng mạnh. Năm nay, xu hướng này tiếp tục được Metric dự đoán sẽ "bội thu".

"Người mua hàng online hiện nay có xu hướng tích cực mua qua livestream và mua combo để tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể khai thác xu hướng này để có mùa kinh doanh tốt trong tương lai. Ngoài ra, tỉ lệ nhà bán chính hãng trên các nền tảng có xu hướng tăng trưởng hơn 12% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy người dân chi tiêu nhiều hơn cho các thương hiệu chính hãng hoặc nhà bán đã có uy tín lâu năm trên thị trường", Metric lưu ý.

Bài liên quan
Amazon, Temu thách thức gã khổng lồ thương mại điện tử số 1 Ba Lan bằng chiến thuật khác nhau
Amazon (Mỹ) và Temu (Trung Quốc) đang áp dụng các chiến thuật khác nhau để thách thức Allegro - công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Ba Lan. Trong đó gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ tập trung vào video, còn công ty Trung Quốc nhắm vào thời trang giá rẻ để thu hút khách hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
80 nước đạt được thỏa thuận về thương mại điện tử, nhưng thiếu sự ủng hộ của Mỹ