Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa cho biết vào năm 2023 sẽ bắt đầu thảo luận việc ngừng cấp khoản vay mới cho Trung Quốc.

ADB cân nhắc ngừng cho Trung Quốc vay

Cẩm Bình | 22/08/2022, 10:05

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa cho biết vào năm 2023 sẽ bắt đầu thảo luận việc ngừng cấp khoản vay mới cho Trung Quốc.

Tăng trưởng mạnh mẽ vài thập niên qua đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thu nhập người dân tăng lên không ít, đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho nhiều quốc gia châu Á khác. Vì vậy giới chuyên gia nhận định Trung Quốc không cần nhận hỗ trợ tài chính nữa.

ADB có kế hoạch cấp 7,5 tỉ USD cho Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2025, giảm so với mức 9 tỉ USD giai đoạn 2016-2020. Nhưng năm tới ngân hàng có thể cân nhắc ngừng cung cấp tín dụng bổ sung sau năm 2025.

1598778489_2597744_1598778434_8300748adb.jpg
Các khoản cho vay của ADB là nguồn vốn cần thiết cho phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia - Ảnh: Getty Images

Quốc gia nhận khoản vay ADB cần đáp ứng một số điều kiện như thu nhập quốc dân (GNI) từ 7.455 USD/người trở xuống, khó thu hút được vốn trên thị trường quốc tế, các chỉ số kinh tế dưới một mức nhất định.

GNI Trung Quốc cao hơn mức nêu trên, thu hút vốn trên thị trường quốc tế cũng không gặp trở ngại gì. ADB sẽ tiến hành đánh giá một số điều kiện khác. Tuy nhiên, Chủ tịch ADB Asakawa cho biết khoảng cách về an sinh xã hội giữa thành thị với nông thôn ở Trung Quốc rất lớn, do có cần tiến hành thảo luận kỹ lưỡng.

Tính đến năm 2021, số dư các khoản vay ADB của Trung Quốc vào khoảng 19,6 tỉ USD, biến nước này thành quốc gia đi vay lớn thứ 2 sau Ấn Độ, chiếm 14% tổng dư nợ của ngân hàng. Năm ngoái Trung Quốc nhận được 1,8 tỉ USD tín dụng mới.

Hiện có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên ADB. Trong đó Mỹ và Nhật Bản mỗi nước nắm giữ 15,6% cổ phần ngân hàng, Trung Quốc giữ 6,4%.

Năm 2014 Trung Quốc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) làm đối trọng với ADB. Phần lớn quốc gia nhận hỗ trợ tài chính từ AIIB cũng nhận khoản vay ADB.

Khi Trung Quốc có ảnh hưởng ngày càng lớn trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực, một số nước cho rằng Bắc Kinh không nên tiếp tục nhận các khoản vay nữa. Tất cả thành viên ADB đều có quyền biểu quyết ngang nhau trong việc lựa chọn đối tượng được cho vay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ADB cân nhắc ngừng cho Trung Quốc vay