Thông tin trên được Bộ Y tế cho biết tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin COVID-19 với ngành y tế của 63 tỉnh, thành phố vào sáng nay (16.4).

5 trường hợp mắc COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch

Hồ Quang | 16/04/2021, 12:53

Thông tin trên được Bộ Y tế cho biết tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin COVID-19 với ngành y tế của 63 tỉnh, thành phố vào sáng nay (16.4).

Theo Bộ Y tế, tính đến nay Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch COVID-19 với 2.758 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 2.429 trường hợp được điều trị khỏi (chiếm 89%), 241 đang điều trị (chiếm 8,8%), không có biểu hiện lâm sàng (chiếm 80%), biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 17%.

Đặc biệt, hiện nay đang có 5 trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch và đã có 35 trường hợp tử vong (chiếm 1,4%).

5-truong-hop-mac-covid-19-dang-trong-tinh-trang-nguy-kich-hinh-anh(1).png
Bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại một cơ sở y tế - Ảnh: PV 

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã trải qua 22 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng, trong đó TP.HCM là 64 ngày, Hà Nội 60 ngày, Quảng Ninh là 66 ngày…

Theo đánh giá của Bộ Y tế, dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo; nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

Hiện nay một số quốc gia có đường biên giới giáp với Việt Nam có ca nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây như: Campuchia và Thái Lan.

Do đó, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập và bùng phát trở lại, nhất là khu vực Tây Nam Bộ do tình trạng nhập cảnh trái phép gia tăng. Bộ Y tế cho rằng, có 5 nguyên nhân khiến cho dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Việt Nam lúc này là do tâm lý lơ là, chủ quan trong cộng đồng, nhập cảnh trái phép (biên giới đường mòn, lối mở); quản lý không tốt người nhập cảnh hợp pháp; kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa thực chất và mầm bệnh có thể còn trong cộng đồng.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã thống nhất tiếp tục kiên trì 5 nguyên tắc phòng chống dịch là ngăn chặn, phát hiện, truy vết cách ly, khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ; đồng thời tiếp tục chiến lược 5K và vắc xin.

Trong đó, tập trung tổ chức quản lý chặt các trường hợp nhập cảnh, giám sát, cách ly phù hợp, đặc biệt là khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc xin” hoặc nới lỏng các hạn chế trong đi lại quốc tế.

Thực hiện nghiêm việc xem xét phê duyệt các trường hợp xin nhập cảnh hợp pháp theo đúng các đối tượng; siết chặt kiểm soát khu vực biên giới đường biển, cửa khẩu đường bộ, đặc biệt là đường mòn, lối mở, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm; xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, các tổ chức vi phạm, tiếp tay cho nhập cảnh trái phép.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cho biết sẽ quản lý cách ly chặt chẽ những người nhập cảnh; giám sát người có triệu chứng viêm đường hô hấp; đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19; xây dựng kế hoạch, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh trong các sự kiện sắp tới; tăng cường truyền thông…

Trong khi đó, theo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương hiện nay tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 tại các địa phương còn chậm. Điều này một phần là do vắc xin AstraZeneca là vắc xin mới nên các cơ sở thận trọng trong quá trình triển khai. Một số địa phương triển khai tiêm vắc xin còn dè dặt, ngắt quãng nên tiến độ chưa như mong muốn.

Tính đến nay mới có 9/19 tỉnh thành kết thúc đợt 1 tiêm vắc xin COVID-19 gồm: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Giang, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hòa, Gia Lai và Đà Nẵng.

Trong số 19 tỉnh, thành tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1 chỉ 4 tỉnh, thành (Hà Nội, Bắc Giang, Điện Biên và Bình Dương) có tỷ lệ sử dụng vắc xin trên 90% ; 3 tỉnh, thành (Hải Phòng, Hưng Yên và TP.HCM) có tỷ lệ sử dụng vắc xin từ 80 đến 90% và 3 tỉnh, thành (Đồng Tháp, Quảng Ninh và Hải Dương) có tỷ lệ sử dụng vắc xin dưới 80%.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 trường hợp mắc COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch