Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc (CSIA) sẽ thành lập một nhóm làm việc với đối tác có trụ sở tại Mỹ.

Cổ phiếu hãng chip số 1 Trung Quốc tăng vọt vì Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn đối thoại với phía Mỹ

Nhân Hoàng | 11/03/2021, 22:58

Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc (CSIA) sẽ thành lập một nhóm làm việc với đối tác có trụ sở tại Mỹ.

CSIA hiệp hội thương mại lớn cho ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.

Thông báo trên trang web của CSIA giúp giá cổ phiếu công ty liên quan đến chất bán dẫn ở Trung Quốc tăng vọt, có thể báo hiệu sự hợp tác chặt chẽ hơn khi hai nước tranh cãi về công nghệ.

Trong bài đăng của mình, CSIA cho biết sẽ thành lập một nhóm làm việc chung với Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn (SIA) có trụ sở tại Mỹ, mỗi bên có 10 công ty chip đại diện.

Nhóm làm việc sẽ họp hai lần một năm để thảo luận về các vấn đề như sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại và mã hóa.

Ngày của cuộc họp đầu tiên và các công ty liên quan không được xác định.

Cổ phiếu của Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), nhà sản xuất chip hàng đầu tại Trung Quốc, đã tăng tới 12,4% tại Hồng Kông sau thông báo này. SMIC đứng đầu Trung Quốc về khoản này nhưng vẫn kém xa TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Đài Loan.

Cổ phiếu Hua Hong Semiconductor, đối thủ của SMIC, tăng 14%, trong khi Hang Seng Tech Index tăng 5,2%, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ ngày 20.1.2021.

co-phieu-hang-chip-so-1-trung-quoc-tang-vot.png
SMIC là nhà sản xuất chip hàng đầu tại Trung Quốc

Sáng kiến ​​của khu vực tư nhân nhằm cải thiện thông tin liên lạc là dấu hiệu hợp tác hiếm hoi tại thời điểm cả hai quốc gia đều có những động thái nhằm thúc đẩy các ngành sản xuất chip trong nước vì tình trạng thiếu hụt đang gây đau đầu về sản xuất cho các công ty trong các lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới.

Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp quan trọng, bao gồm cả chất bán dẫn. Trong khi đó, Trung Quốc đang tích trữ thiết bị sản xuất chip và chip để tránh các hạn chế tiếp cận mà Mỹ đặt ra với các công ty công nghệ của họ.

CSIA cho biết cuộc họp năm nay sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch COVID-19.

CSIA bao gồm hơn 700 công ty bán dẫn và liệt kê nhà lãnh đạo SMIC, Huawei làm thành viên hội đồng quản trị. SIA đại diện cho 95% ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, bao gồm cả các công ty lớn về chip như Qualcomm, IBM, Nvidia và Advanced Micro Devices.

"Nhóm làm việc này nhằm chia sẻ thông tin công khai về các vấn đề thương mại chung. SIA duy trì đối thoại thường xuyên với các đối tác trong ngành của chúng tôi trên khắp thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, và đây là một phần của nỗ lực không ngừng đó", người phát ngôn của SIA nói với trang Nikkei.

Sự hợp tác song phương hiếm hoi này giữa ngành công nghiệp chip Mỹ và Trung Quốc là nỗ lực do khu vực tư nhân lãnh đạo mà không có sự tham gia của chính phủ từ cả cả nước, theo một nguồn thạo tin. Nhóm làm việc cũng không có kế hoạch đệ trình bất kỳ khuyến nghị chính sách thương mại nào, nguồn tin cho biết thêm.

Trung Quốc là nước mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng chip sản xuất trong nước còn thấp.

Thông báo trên được đưa ra trước cuộc họp song phương cấp cao ở bang Alaska (Mỹ) vào ngày 16.3 tới, nơi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau lần đầu tiên sau khi chính quyền Biden nhậm chức vào 20.1.

Dưới thời chính quyền Trump, ngành công nghiệp bán dẫn ở cả hai nước đều mất hàng tỉ USD do căng thẳng thương mại gia tăng và việc Mỹ đàn áp các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ nước này. Các nhà sản xuất chip của Mỹ sẽ mất từ ​​54 tỉ đến 124 tỉ USD nếu quá trình tách biệt công nghệ tiếp tục diễn ra, theo một báo cáo do Phòng Thương mại Mỹ công bố vào tháng trước.

Người phát ngôn của SIA cho biết: “SIA cam kết làm việc với Chính phủ Mỹ với mục tiêu chung là nâng cao khả năng cạnh tranh của chất bán dẫn Mỹ, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia.

Trung Quốc từ lâu đã thúc giục chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào ngành công nghiệp chip trong nước, vốn từ lâu đã tụt hậu so với Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong thập kỷ trước, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 40% số chip mà họ tiêu thụ vào năm 2020. Thế nhưng, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã bỏ lỡ mục tiêu đó cho đến nay.

Theo công ty nghiên cứu ICInsights, trong số 143 tỉ USD chip bán ra ở Trung Quốc vào năm 2020, chỉ có 22,7 tỉ USD được sản xuất tại nước này. Điểm đáng chú ý là chỉ 8,3 tỉ USD được sản xuất bởi các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

Trung Quốc cần giảm sự phụ thuộc vào các công ty chip ở nước ngoài như năm 2020 khi các lệnh trừng phạt chính quyền Trump áp đặt lên Huawei đã ngăn công ty này tìm nguồn cung ứng linh kiện, làm tê liệt hoạt động kinh doanh smartphone bùng nổ của họ.

Trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tìm cách vượt qua sự thiếu hụt chip toàn cầu, điều đã gây xáo trộn ngành công nghiệp điện tử khi các nhà sản xuất ô tô, smartphone và thiết bị khác nhau tranh giành để có được linh kiện cho sản xuất.

Bài liên quan
Lãnh đạo đảng Dân chủ: Mỹ không thể để Trung Quốc vượt qua ở lĩnh vực sản xuất chip
Tổng thống Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp hôm 24.2 nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm chất bán dẫn và đất hiếm, trong đó Mỹ muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phiếu hãng chip số 1 Trung Quốc tăng vọt vì Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn đối thoại với phía Mỹ