Các nhà chức trách ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc bị chế nhạo trên mạng vì quy tắc yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với người đã chết.

Dân chế nhạo quy tắc xét nghiệm COVID-19 với người đã chết ở Thâm Quyến

Sơn Vân | 29/05/2022, 13:51

Các nhà chức trách ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc bị chế nhạo trên mạng vì quy tắc yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với người đã chết.

Điều này xảy ra sau khi một người dùng internet đăng ảnh chụp màn hình trang "tang lễ thông minh" trong ứng dụng của Sở Nội vụ Thâm Quyến.

Trang này cho biết những người đăng ký dịch vụ hỏa táng “được yêu cầu cung cấp bằng chứng về việc xét nghiệm axit nucleic của người quá cố, ngoài giấy chứng tử và thông báo vận chuyển hài cốt, nếu người chết đến từ các khu vực quản lý khép kín, khu vực kiểm soát hạn chế và khu vực phòng ngừa”, đề cập đến các khu vực báo cáo có các ca mắc COVID-19 hoặc những nơi gần đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có báo cáo xét nghiệm axit nucleic của người đã khuất thì nhà tang lễ thành phố cũng sẽ thực hiện báo cáo xét nghiệm người thân “có quan hệ gần gũi với nạn nhân”.

Nhiều người chế giễu quy tắc này trên mạng. “Gia đình có cần đưa thi thể người thân đi để làm phiếu báo xét nghiệm axit nucleic không?”, một số người đặt câu hỏi. Trong khi những người khác cho rằng người chết có thể mang vi rút SARS-CoV-2 nên cần xử lý đặc biệt.

Theo trang SCMP, một nhân viên vận chuyển nêu tên tại nhà tang lễ Thâm Quyến đã xác nhận với trang web tin tức Jiemian rằng một thông báo như vậy là cần thiết, nhưng “hiện tại Thâm Quyến không có khu vực kiểm soát COVID-19 như vậy nên chính sách có thể được bỏ qua”.

Thâm Quyến đã không ghi nhận bất kỳ ca mắc COVID-19 mới nào kể từ ngày 10.5.

Một nhân viên giấu tên khác nói với trang Tianmu News rằng chính sách yêu cầu báo cáo kết quả xét nghiệm âm tính khi hỏa táng đã được ủy ban y tế thành phố Thâm Quyến, văn phòng dân sự và phòng an ninh công cộng đồng ban hành vào đầu năm nay, nhưng nhà tang lễ đã linh hoạt trong việc thực hiện.

Nói chung cần phải có bằng chứng xét nghiệm axit nucleic trong vòng 24 giờ sau khi chết. Nếu không, các điểm phòng chống dịch ở Thâm Quyến cũng có thể tiến hành xét nghiệm khẩn cấp và kết quả sẽ có sau một hoặc hai giờ. Việc xét nghiệm các thành viên trong gia đình cũng sẽ thực hiện trong trường hợp không thể đưa ra báo cáo như vậy cho người đã khuất”, nhân viên này cho biết.

Nhân viên nhấn mạnh rằng một bộ quy trình khác sẽ được tuân theo nếu người quá cố thực sự chết vì COVID-19. Người này nói thêm rằng khi tình hình dịch bệnh ở Thâm Quyến đã giảm bớt, quy trình báo cáo về việc hỏa táng hiện không cần bằng chứng xác thực liên quan COVID-19.

dan-che-nhao-quy-tac-xet-nghiem-covid-19-voi-nguoi-da-chet-o-tham-quyen.jpg
Các nhân viên y tế tiến hành kiểm tra trước khi xét nghiệm axit nucleic hàng loạt ở Thâm Quyến vào tháng 3.2022, khi dịch COVID-19 bùng phát tại đây - Ảnh: Xinhua

Theo trang SCMP, hướng dẫn mới về quản lý mai táng và tang lễ được ban hành vào tháng 2.2022 không đề cập đến bất kỳ yêu cầu nào về xét nghiệm axit nucleic với người đã khuất.

Trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19 hai năm trước, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn yêu cầu thi thể các bệnh nhân COVID-19 phải được khử trùng trước khi cho vào túi kín, không được mở ra lần nữa và việc hỏa táng được thực hiện tại vị trí gần nhất có thể. Không có dịch vụ tang lễ nào được có sự hiện diện của thi thể bệnh nhân COVID-19, cả việc vận chuyển hay chôn cất cũng không được phép.

Ở Trung Quốc, người ta thường bày tỏ sự tôn kính cuối cùng với người đã khuất tại một dịch vụ tang lễ trước khi thi thể được đưa đi hỏa táng hoặc chôn cất, nhưng điều này không thể xảy ra trong những ngày tồi tệ nhất của đại dịch.

Nước láng giềng Hàn Quốc đã điều chỉnh hướng dẫn vào tháng 1.2022 để cho phép các gia đình của những người thiệt mạng vì COVID-19 được tổ chức tang lễ trước khi hỏa táng. Trước đó, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu hỏa táng trước trong những trường hợp như vậy.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã báo cáo 293 ca mắc COVID-19 mới hôm 28.5, trong đó 82 ca có triệu chứng và 211 trường hợp không có triệu chứng. Không có thêm ca tử vong nào do COVID-19 nên số người chết vẫn là 5.226. Tính đến ngày 28.5, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 224.015 ca mắc COVID-19 có triệu chứng.

Trước đó, Trung Quốc ghi nhận 362 ca mắc COVID-19 mới với 96 trường hợp có triệu chứng và 266 ca không triệu chứng vào ngày 27.5.

Bài liên quan
Phong tỏa kéo dài ở Thượng Hải, dân livestream khóc ròng vì quảng cáo và đơn hàng tụt dốc
Cuộc sống của nhiều người livestream bị đảo lộn do phong tỏa kéo dài ở Thượng Hải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân chế nhạo quy tắc xét nghiệm COVID-19 với người đã chết ở Thâm Quyến