Thông báo của Thủ tướng nêu rõ các dự án thành phần thuộc đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh hiện nay tiến độ triển khai rất chậm.

Dự án thành phần đường vành đai 4 qua Hưng Yên, Bắc Ninh tiến độ rất chậm

Hoài Lam | 07/08/2023, 16:10

Thông báo của Thủ tướng nêu rõ các dự án thành phần thuộc đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh hiện nay tiến độ triển khai rất chậm.

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 311/TB-VPCP ngày 7.8.2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp lần thứ 6 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Chưa đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng để thi công

Văn bản nêu rõ một số địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để thi công chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch.

Cho rằng công tác giải phóng mặt bằng là khâu khó khăn, phức tạp, là đường găng, điểm nghẽn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án, Thủ tướng yêu cầu cần phải huy động cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bí thư tỉnh ủy, thành ủy để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khu tái định cư phải chuẩn bị sớm, đủ hạ tầng với nguyên tắc nơi ở mới phải tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng nơi ở cũ.

Thủ tướng cũng đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư tại một số dự án còn chậm.

gpmb.jpg
Một số địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng tiến độ

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các thủ tục trong công tác chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm đơn giản, nhanh nhất, không để ách tắc. Thẩm quyền của bộ ngành, cơ quan nào thì bộ ngành, cơ quan đó phải chủ động, tích cực giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không trông chờ, đùn đẩy, né tránh những việc thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao.

Chủ trương bố trí vốn cho các dự án đã được thống nhất tuy nhiên việc triển khai còn vướng mắc hoặc nhiều địa phương còn thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại trung ương.

Thủ tướng lưu ý tuyệt đối không được tham ô, tham nhũng, lãng phí trong việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư. Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư tuyệt đối không chia nhỏ các gói thầu; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chống tiêu cực, tham ô lãng phí; yêu cầu các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công: phát huy tinh thần trách nhiệm, triển khai công việc minh bạch, phát huy khả năng sáng tạo, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, nâng cao năng lực quản lý để triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường; không được "mua thầu", "bán thầu".

Dự án đường vành đai 4 qua Hưng Yên, Bắc Ninh rất chậm

Tại thông báo, Thủ tướng cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm đối với các dự án trong thời gian tới.

Cụ thể, đối với nhóm dự án đang thực hiện chuẩn bị đầu tư (các dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng), Thủ tướng yêu cầu các địa phương (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Bình Phước) chủ động, cùng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án được giao.

Các dự án thành phần thuộc đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh hiện nay tiến độ triển khai dự án rất chậm. UBND tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa; khẩn trương lập thiết kế bản vẽ thi công; chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc thẩm định hồ sơ; tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu để khởi công các dự án thành phần trên địa bàn các tỉnh trong tháng 9 năm nay.

vd4.jpg
Nhiều dự án tiến độ triển khai chậm - Ảnh minh họa

Đối với nhóm dự án đang thực hiện đầu tư như các dự án hoàn thành đưa vào khai thác năm 2023 (3 dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020: QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, cầu Mỹ Thuận 2 và dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ), Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức thi công "3 ca 4 kíp" để kịp đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ; kiên quyết không được chậm tiến độ.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025: Hiện tiến độ giải phóng mặt bằng đã chậm so với yêu cầu; các địa phương cần khẩn trương hoàn thành chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đẩy nhanh di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đường điện cao thế; phải xây dựng và hoàn thành các khu tái định cư trong tháng 9 năm 2023 làm cơ sở để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu thành lập tổ công tác bao gồm chính quyền địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu tổ chức thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, ép giá, đầu cơ đất khu vực mỏ.

Về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu nhà ga hành khách để khởi công ngay trong tháng 8.2023.

Về dự án đường sắt đô thị TP.Hà Nội, TP.HCM: Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, nỗ lực hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến Nhổn - ga Hà Nội vào cuối năm 2023 và tuyến Bến Thành - Suối Tiên đầu năm 2024; huy động mọi nguồn lực, khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt còn lại theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 2 thành phố.

Bài liên quan
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án thành phần đường vành đai 4 qua Hưng Yên, Bắc Ninh tiến độ rất chậm