Theo VIPA, hiện nay nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gà vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Đứng trước nguy cơ phá sản, ngành chăn nuôi gia cầm kêu cứu

Hoài Lam | 17/05/2023, 14:00

Theo VIPA, hiện nay nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gà vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) vừa gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng một số bộ ngành liên quan về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm.

Theo VIPA, hiện nay nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gà vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc bị ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, trong khi thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu, có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất, ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức.

Theo đó, để cứu ngành chăn nuôi gia cầm, VIPA kiến nghị cần có sự kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi; rà soát cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất; xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm; và cần chuẩn hóa dữ liệu thống kê về sản xuất và thương mại của ngành gia cầm, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

Đáng chú ý, về kiểm soát sản phẩm gia cầm nhập khẩu, VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng ractopamine, cysteamine; kiểm soát nhập khẩu phụ phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và chăn nuôi trong nước.

gia-cam.jpg
Nhiều khó khăn bủa vây ngành chăn nuôi gia cầm - Ảnh minh họa

VIPA dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt gà nhập khẩu hằng năm tăng liên tục, mà theo ước tính chiếm 20 - 25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ ở nước ta.

VIPA kiến nghị giảm phí kiểm dịch bởi hiện nay cách tính theo lô khiến 1 đơn hàng 10kg phải chịu phí kiểm dịch tương đương 1 container là không hợp lý; kiến nghị giảm 50% phí kiểm dịch 1 con gia cầm so với phí hiện tại (200 đồng/con).

VIPA cũng cho biết tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn ra phức tạp tại các địa phương có chung biên giới với các nước, nhất là tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

“Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của VIPA, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà đẻ thải loại (gà sống) được nhập lậu qua biên giới vào nước ta, không chỉ gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước”, công văn nêu.

VIPA cũng nêu rằng các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam.

"Để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, duy trì công ăn việc làm cho người nông dân, kính mong Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước đủ điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI”, VIPA nêu.

Ngoài ra, VIPA cũng kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (nếu có) bán phá giá sản phẩm chăn nuôi, cạnh tranh không lành mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đứng trước nguy cơ phá sản, ngành chăn nuôi gia cầm kêu cứu