Elon Musk nói rằng ông có "cảm giác cực kỳ tồi tệ" về nền kinh tế và Tesla cần phải cắt giảm việc làm khoảng 10%, theo một email nội bộ công ty mà Reuters có được.

Elon Musk có cảm giác tồi tệ về nền kinh tế, các chuyên gia công nghệ và tài chính nói gì?

Sơn Vân | 03/06/2022, 22:05

Elon Musk nói rằng ông có "cảm giác cực kỳ tồi tệ" về nền kinh tế và Tesla cần phải cắt giảm việc làm khoảng 10%, theo một email nội bộ công ty mà Reuters có được.

Email có tiêu đề "tạm dừng tất cả việc tuyển dụng trên toàn thế giới" được Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk gửi tới các vị trí cấp cao trong công ty sản xuất ô tô điện hôm 2.6, nhấn mạnh triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm với giá cả tăng vọt và cuộc chiến tại Ukraine đã qua ngày thứ 100.

Thông điệp từ Elon Musk được đưa ra ngay sau khi Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, cho biết nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với những thách thức giống như một "cơn bão".

JPMorgan Chase là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới, có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ). JPMorgan Chase là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.

elon-musk-co-cam-giac-toi-te-ve-nen-kinh-te-cac-chuyen-gia-cong-nghe-va-tai-chinh-noi-gi.jpg
Elon Musk nói ông có "cảm giác cực kỳ tồi tệ" về nền kinh tế và muốn Tesla giảm việc làm khoảng 10% - Ảnh: Internet

Dưới đây là phản ứng từ các chuyên gia công nghệ và tài chính trước bình luận của Elon Musk:

Frank Schwope, nhà phân tích ô tô ở NORD/LB (ngân hàng thương mại lớn nhất ở Đức): "Tôi xem các tuyên bố như một lời cảnh báo trong trường hợp nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn. Tất cả các nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với nhiều vấn đề vào lúc này. Các vấn đề về chuỗi cung ứng do SARS-CoV-2, cuộc chiến ở Ukraine, phong tỏa tại Trung Quốc, thiếu hụt nguồn cung… Vì nhiều nhà máy đã không hoạt động hết công suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, các biện pháp cắt giảm chi phí theo kế hoạch của các công ty xe hơi là khá dễ hiểu".

Fiona Cincotta, chuyên gia phân tích thị trường tài chính của công ty City Index (thủ đô London, Anh): "Mặc dù Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) cho rằng có thể hạ cánh mềm (đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2% trong khi vẫn duy trì được sức mạnh cho thị trường lao động - PV) nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo trong nền kinh tế. Chúng tôi biết rằng tăng trưởng đang chậm lại và lạm phát vẫn ở mức cao. Chúng tôi biết rằng Fed sẽ cần phải hành động tích cực để giảm lạm phát. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể hành động tích cực như họ cần hay không và rõ ràng Elon Musk không nghĩ rằng họ sẽ có thể làm được điều đó mà không đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái sâu. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc là một vấn đề cộng thêm”.

Lorenzo Codogno, cựu Tổng giám đốc Bộ kinh tế và tài chính Ý: "Rõ ràng là giá cả tăng cao sẽ làm suy yếu tiêu dùng. Đó là điều mà chúng ta cần phải đối mặt. Nếu lạm phát bắt đầu giảm dần vào đầu năm tới, chúng ta có thể sẽ không thấy tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu như Musk đã chỉ ra. Nếu cú ​​sốc chỉ là tạm thời, các công ty có thể sẽ quan tâm đến việc không bị mất vốn nhân lực".

Vốn nhân lực là tổng thể kiến thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn mà người lao động tích lũy được. Để ra quyết định đầu tư vốn nhân lực cần phải cân nhắc trên cơ sở phân tích, so sánh chi phí và lợi ích.

Daniel Ives, Giám đốc điều hành nghiên cứu vốn cổ phần và chuyên gia phân tích công nghệ ở hãng đầu tư và dịch vụ tài chính Wedbush Securities (Mỹ): "Phố Wall rõ ràng sẽ đọc thông điệp này một cách tiêu cực trong cá nhìn ban đầu. Con voi trong phòng (vấn đề quan trọng ngay trước mắt nhưng mọi người đều tránh nói về nó - PV) bây giờ vẫn là sự im hơi lặng tiếng về thỏa thuận Twitter. Elon Musk có cảm giác tiêu cực hơn về kinh tế, điều gì tiếp theo trong câu chuyện Twitter".

Carsten Brzeski, Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại ngân hàng và dịch vụ tài chính ING (Hà Lan): "Cảm giác tồi tệ của Musk được nhiều người chia sẻ. Chúng ta đang nói về sự trì trệ và nền kinh tế toàn cầu phải trải qua sự thay đổi cấu trúc đáng kể, chẳng hạn như khử cacbon, khử chất béo và điều chỉnh theo các xã hội cũ. Thế nhưng, chúng tôi không nói về suy thoái toàn cầu.

Chúng tôi cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phát triển chậm lại vào cuối năm nay. Mỹ sẽ hạ nhiệt, trong khi Trung Quốc và châu Âu sẽ khó phục hồi. Tuy nhiên, sa thải nhân viên không phải là phản ứng tốt nhất. Chúng ta sẽ cần những nhân viên lành nghề hơn bao giờ hết trong tương lai. Điều này có thể biến thành sa thải và sau đó là tuyển dụng".

Francois Savary, Trưởng phòng đầu tư tại công ty tư vấn và quản lý đầu tư Prime Partners SA (Thụy Sĩ): "Vào cuối ngày, thật dễ dàng để đưa ra những nhận xét như vậy. Mọi người đều có nỗi sợ hãi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào để biện minh cho cái nhìn tiêu cực như vậy. Nguy cơ suy thoái là có nhưng bạn cần thấy những con số đang đi theo hướng đó và đến nay vẫn chưa có. Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những gì xảy ra trên thị trường lao động. Nếu chúng ta có sự suy giảm đáng kể ở thị trường lao động Mỹ trong mùa hè, thì sẽ có nguy cơ suy thoái vào năm tới".

Bài liên quan
Tesla và SpaceX gặp vấn đề lớn ở Ấn Độ, Elon Musk tuyên bố chưa có kế hoạch xây nhà máy
Elon Musk phủ nhận tin đồn gần đây và cho rằng Tesla chưa có kế hoạch xây nhà máy ở Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
14 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Elon Musk có cảm giác tồi tệ về nền kinh tế, các chuyên gia công nghệ và tài chính nói gì?