Kế hoạch kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước sẽ là các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải theo hình thức BOT, BT...

Hàng loạt dự án BOT vào 'tầm ngắm' kiểm toán năm 2018

tuyetnhung | 05/12/2017, 19:44

Kế hoạch kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước sẽ là các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải theo hình thức BOT, BT...

Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc ngày 4.12 đãký ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2018 của KTNN. Theo đó, trọng tâm của kế hoạch kiểm toán năm 2018 sẽ là kiểm toán việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công.

Trong đó, kế hoạch kiểm toán ưu tiên lựa chọn các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, điển hình như dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư...

Cụ thể, kế hoạch kiểm toán sẽ "nhắm" tới các dự án BOT giao thông. Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án Mở rộng QL1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn) - Km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An theo hình thức Hợp đồng BOT (bao gồm các hạng mục bổ sung); Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT;Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT; Dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT; Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT; Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh theo hình thức BOT.

KNNN cũng lên kế hoạch kiểm toán các dự án giao thông theo hình thức BT như: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến tránh TP Bảo Lộc (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+000 - Km123+105,17 trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BT); Xây dựng nút giao Dầu Giây và mở rộng đoạn tuyến Km0+300 đến Km1+877 QL20 (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+000 - Km123+105,17 trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BT);Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT; Dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 - Xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh La Sơn - Túy Loan, tỉnh Thừa Thiên Huế và TP.Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BT; Dự án Đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt QL48 với QL1 và đường sắt Bắc Nam theo hình thức Hợp đồng BT; Dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên; Dự án xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn trên địa bàn thành phố); Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70).

"Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bộ trưởng các Bộ; thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được kiểm toán và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN chịu trách nhiệm thi hành quyết định này", KTNN thông báo

Theo báo cáo đến hết tháng 9 vừa qua, KTNN đã thực hiện kiểm toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, KTNN kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỉ đồng.

Đồng thời, KTNN phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.

Qua kiểm toán, KTNN cũng chỉ ra một loạt các hạn chế, sai sót ngành giao thông triển khai các dự án BOT trong thời gian qua. Đó là hầu hết dự án BOT đều áp dụng hình thức chỉ định thầu nhà đầu tư và nhà thầu thi công thay vì đấu thầu, xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót...

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt dự án BOT vào 'tầm ngắm' kiểm toán năm 2018