Hàng triệu liều vắc xin COVID-19 do hãng Johnson & Johnson ở Mỹ chuẩn bị hết hạn trong tháng 6 này mà chưa được sử dụng.

Hàng triệu liều vắc xin chưa dùng ở Mỹ sắp hết hạn

Đan Thuỳ | 09/06/2021, 09:15

Hàng triệu liều vắc xin COVID-19 do hãng Johnson & Johnson ở Mỹ chuẩn bị hết hạn trong tháng 6 này mà chưa được sử dụng.

Hiện nay các bệnh viện, các cơ sở y tế của bang và chính quyền liên bang Mỹ đang gấp rút tìm cách xử lý hàng triệu liều vắc xin Johnson & Johnson sắp hết hạn trong tháng 6.

Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do quyết định của chính phủ Mỹ hồi tháng 4 tạm ngừng cấp phép tiêm chủng với vắc xin Johnson & Johnson để đánh giá nguy cơ gây ra tình trạng đông máu. Quyết định cũng khiến các nhà sản xuất cũng như chính quyền nhiều bang phải hủy bỏ việc tiêm chủng bằng vắc xin này khiến nhiều người hoài nghi về tính hiệu quả của chúng.

Hiện bang Philadelphia có 42.000 liều vắc xin Johnson & Johnson sắp hết hạn, các bang như West Virginia, Oklahoma và Arkansas cũng đang trữ hàng nghìn liều vắc xin sắp hết hạn. Trong khi đó, một số lượng khá lớn hai loại vắc xin như Pfizer và Moderna cũng sắp hết hạn trong vài tháng tới bởi thời hạn của các loại vắc xin là 6 tháng.

1-1618325097315.jpeg

Để nhanh chóng giải quyết số vắc xin sắp hết hạn trên, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tại các bang ở Mỹ đã đưa ra các hình thức khuyến khích thúc đẩy người dân đi tiêm trước khi vắc xin hết hạn. Tuy nhiên, những cố gắng này chưa mang lại nhiều hiệu quả bởi tiến trình tiêm vắc xin tại Mỹ đang chậm lại.

Theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước Mỹ mới sử dụng hết khoảng hơn một nửa trong tổng số 21,4 triệu liều vắc xin Johnson & Johnson được phép lưu hành, nhưng đã dùng hết 83% số vắc xin Pfizer và Moderna được sản xuất.

Cố vấn của Nhà trắng về COVID-19, ông Andy Slavitt khẳng định chỉ có khoảng một phần nhỏ số vắc xin đã được cấp phép lưu hành ở Mỹ có thể bị bỏ phí và nếu ai đòi hỏi không có tình trạng này xảy ra thì đó là điều phi thực tế trong các đợt tiêm chủng lớn hiện nay. Đồng thời ông cũng gợi ý thống đốc các bang nên phối hợp với CDC nhằm tìm cách kéo dài thời hạn sử dụng của vắc xin Johnson & Johnson.

Một số bang hiện đã đề nghị chính quyền liên bang nên sớm chuyển số vắc xin sắp hết hạn cho các nước đang phát triển nhưng theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Mỹ muốn làm được điều này cũng không phải dễ dàng bởi các nước khác cũng không muốn dùng vắc xin sắp hết hạn cũng như họ khó có khả năng tiêm chủng nhanh trên diện rộng cho cộng đồng.

Vắc xin Johnson & Johnson được giữ đông lạnh cho tới khi được chuyển cho chính phủ. Kể từ thời điểm rã đông, vắc xin này có thể được bảo quản lạnh trong 3 tháng. Nhà sản xuất vắc xin Johnson & Johnson cho biết đang nghiên cứu khả năng kéo dài thời hạn của vắc xin này. Đa phần các loại thuốc và vắc xin vẫn có thể phát huy hiệu quả sau thời điểm hết hạn, tuy nhiên công dụng của chúng sẽ giảm.

Tạp chí Wall Street chỉ ra viễn cảnh số vắc xin ấy bị tiêu hủy trong khi rất nhiều quốc gia đang phát triển phải chịu cảnh thiếu vắc xin trầm trọng. Điều này khiến chính quyền ông Joe Biden phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn về việc sớm chia sẻ vắc xin với thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ bắt đầu phân phối 80 triệu liều vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới từ nay đến cuối tháng 7, thông qua chương trình Covax của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc phân phối trực tiếp. Theo điều phối viên của Bộ Ngoại giao về phản ứng chung toàn cầu và an ninh y tế, ông Gayle Smith, đợt đầu gồm 25 triệu liều sẽ được gửi trước.

Nhờ chiến dịch tiêm chủng hiệu quả, Mỹ đang trên đà kiểm soát tốt đại dịch. Tới hôm 8.6, nước này ghi nhận đã có 34.239.350 ca nhiễm và 613.084 ca tử vong do COVID-19, tăng 10.031 ca nhiễm và 353 ca tử vong so với một ngày trước đó.

w1280-p16x9-2021-04-10t121236z_2026984264_rc20tm9qm3qe_rtrmadp_3_health-coronavirus-germany.jpg

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ hôm qua quyết định nới lỏng khuyến nghị đi lại tới hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản, ngay trước thềm Thế vận hội mùa hè. Cơ quan này giải thích rằng các thay đổi được đưa ra sau khi họ sửa đổi tiêu chí về những lưu ý y tế khi đi lại.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng triệu liều vắc xin chưa dùng ở Mỹ sắp hết hạn