Gần như cứ 5 người Campuchia thì có 1 người đã được tiêm một liều vắc xin ngừa COVID-19. Nhờ đó, Campuchia vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á giàu có hơn về triển khai tiêm vắc xin cho dân. Song giống như những liều vắc xin, câu chuyện thành công này được dán nhãn Made in China.

Có Trung Quốc tài trợ nhiều vắc xin COVID-19 nhất, Campuchia không được Mỹ tặng liều nào

Nhân Hoàng | 08/06/2021, 13:51

Gần như cứ 5 người Campuchia thì có 1 người đã được tiêm một liều vắc xin ngừa COVID-19. Nhờ đó, Campuchia vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á giàu có hơn về triển khai tiêm vắc xin cho dân. Song giống như những liều vắc xin, câu chuyện thành công này được dán nhãn Made in China.

Là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Campuchia bắt đầu việc tiêm chủng với số lượng vắc xin từ Trung Quốc viện trợ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Campuchia cũng tự mua thêm vắc xin Trung Quốc.

Những tiến bộ ban đầu của Campuchia phản ánh chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc trong khu vực mà sự cạnh tranh với ảnh hưởng từ Mỹ đang diễn ra gay gắt. Thế nhưng, điều này cũng làm gia tăng lo ngại của một số người Campuchia về sự gần gũi trong mối quan hệ đó.

Hôm 3.6, Mỹ đã công bố việc chia sẻ 25 triệu liều vắc xin đầu tiên (trong 180 triệu liều) cho thế giới. Gần 30% trong số 25 triệu liều vắc xin được dành cho người nhận ở châu Á, trong số này không có Campuchia.

Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan và các đảo Thái Bình Dương được liệt kê là những nơi nhận.

Vì sao Mỹ không chia sẻ liều vắc xin COVID-19 nào cho Campuchia?

Trong hội nghị trực tuyến Tương lai châu Á hôm 20.5 do tập đoàn Nikkei (Nhật Bản) tổ chức, trước câu hỏi “Liệu Campuchia có quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay không?", Thủ tướng Hun Sen tuyên bố: "Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi nên dựa vào ai? Nếu không nhờ Trung Quốc thì tôi thỉnh cầu ai? Nếu không có sự tài trợ và bán vắc xin từ Trung Quốc, chúng tôi đã không tiêm phòng được cho người dân Campuchia". Xem chi tiết tại đây.

co-trung-quoc-ho-tro-vac-xin-covid-10-nhieu-nhat-asean-campuchia-khong-duoc-my-tang-lieu-nao11.jpg
co-trung-quoc-ho-tro-vac-xin-covid-10-nhieu-nhat-asean-campuchia-khong-duoc-my-tang-lieu-nao1.jpg
Đa số người Campuchia được tiêm vắc xin COVID-19 do hãng dược Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc) sản xuất
co-trung-quoc-ho-tro-vac-xin-covid-10-nhieu-nhat-asean-campuchia-khong-duoc-my-tang-lieu-nao1132.jpg
Thành viên quân đội Campuchia tiêm vắc xin cho người đàn ông trong bối cảnh bùng phát COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh

Ở Đông Nam Á, chỉ có Singapore là triển khai tiêm vắc xin nhanh hơn Campuchia.

Theo số liệu chính thức, khoảng 16% trong số 16 triệu người Campuchia đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin. Xếp sau Campuchia là Brunei và Lào - quốc gia khác có liên kết rất chặt chẽ với Trung Quốc.

Theo dữ liệu chính thức mới nhất, Malaysia có 7,6% dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin, còn Indonesia, Thái Lan, Philippines lần lượt là 6,6%, 4,6%, 4,2%.

Ở Việt Nam chỉ có hơn 1% dân số được tiêm vắc xin. Hôm 4.6, Việt Nam mới phê duyệt có điều kiện vắc xin COVID-19 do hãng Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất.

'Cam kết hỗ trợ đầy đủ'

Khi Campuchia đối mặt với đợt gia tăng coronavirus tồi tệ nhất vào tháng 5.2021, Trung Quốc cam kết hỗ trợ đầy đủ. "Điều này không chỉ thể hiện tình hữu nghị đặc biệt của hai bên mà còn là trách nhiệm của Trung Quốc với cộng đồng Trung Quốc-Campuchia trong một tương lai chung", tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên

Hơn 90% số vắc xin mà Campuchia sử dụng cho đến nay là của Trung Quốc - từ các khoản tài trợ tổng cộng 1,7 triệu liều vào cuối tháng 4.2021 và mua 4 triệu liều từ hãng dược Sinovac. Các loại vắc xin khác mà Campuchia sử dụng là từ chương trình COVAX toàn cầu, được thiết lập để hỗ trợ việc tiêm chủng ở các nước kém giàu hơn.

"Trung Quốc là nước đầu tiên viện trợ cho Campuchia, họ cho người Campuchia đi tiêm chủng", Song Sok Putheara (19 tuổi, nam thanh niên đã tiêm vắc xin Sinopharm) cho biết.

Dù vậy, Song Sok Putheara nói thêm: "Họ giúp đỡ chúng tôi quá nhiều và quá thường xuyên, giống như họ đang nắm tay và không để chúng tôi đi".

co-trung-quoc-ho-tro-vac-xin-covid-10-nhieu-nhat-asean-campuchia-khong-duoc-my-tang-lieu-nao113.jpg
Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia - Wang Wentian (trái)  và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, - Tea Banh dự lễ nhận vắc xin Sinopharm từ Trung Quốc  tại sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 31.1.

Mối quan hệ của Trung Quốc với Campuchia phù hợp với cả hai chính phủ.

Trung Quốc tăng cường viện trợ và đầu tư ngay cả khi Thủ tướng Hun Sen bị các nước phương Tây lên án vì cáo buộc vi phạm nhân quyền và đè bẹp phe đối lập chính trị của ông.

Campuchia cũng có quan hệ quốc phòng ngày khắng khít với Trung Quốc và bác bỏ những cáo buộc của Mỹ rằng nước này đang trở thành một căn cứ tiền phương cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Pa Chanroeun, Chủ tịch Viện Dân chủ Campuchia, nhận định: “Vắc xin đã trở thành một hành động ngoại giao chính trị nhằm tạo ra và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, trên thế giới và ở Campuchia.

Trung Quốc tài trợ vắc xin COVID-19 cho Campuchia nhiều nhất ở Đông Nam Á nhưng...

Tại những nước Đông Nam Á khác, các khoản tài trợ vắc xin của Trung Quốc không hào phóng như ở Campuchia. Dù vậy, việc mua vắc xin của Trung Quốc lại rất quan trọng ở Indonesia, Thái Lan và Philippines.

Hầu hết trong hàng chục triệu liều vắc xin ở Indonesia là do các công ty Trung Quốc sản xuất.

Dewi Fortuna Anwar, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Khoa học Indonesia, nói việc Trung Quốc cung cấp vắc xin trên quy mô lớn cũng cho thấy được sự thiện chí.

Dù việc đó sẽ không xóa bỏ những căng thẳng như ở Biển Đông nhưng sẽ tạo ra sự khác biệt, bà Dewi Fortuna Anwar cho biết thêm.

"Nếu bạn phát triển hợp tác ở những khu vực nhạy cảm về an ninh thấp và sau đó bạn phát triển lòng tin thì điều đó sẽ ngăn chặn được xung đột. Tôi nghĩ đó cũng là trường hợp của Trung Quốc và Indonesia", Dewi Fortuna Anwar nhận định.

Trong khi đó, chương trình tài trợ vắc xin của Mỹ cho châu Á đang được tiến hành.

Đến nay có tổng cộng 7 triệu liều vắc xin COVID-19 từ Mỹ sẽ được chia sẻ trên khu vực hơn 2,5 tỉ người. Trong số này không có Campuchia.

Dù triển khai tiêm vắc xin nhanh thứ hai Đông Nam Á, Campuchia vẫn chưa giảm số ca bệnh và tử vong do COVID-19 hàng ngày. Trong 24 giờ qua, Campuchia ghi nhận thêm 678 ca mắc COVID-19 và 12 người tử vong. Nguyên nhân có thể do vắc xin Trung Quốc kém hiệu quả. Xem chi tiết tại đây.

Đến nay Campuchia ghi nhận tổng cộng 35.511 ca mắc COVID-19 với 278 người chết và 28.649 trường hợp khỏi bệnh.

Bài liên quan
100 ngày khốn khổ vì COVID-19 sau sự kiện người Trung Quốc, Campuchia tự hào làm tốt hơn nhiều nước ASEAN
Gần 30.000 ca mắc COVID-19 với 214 người tử vong, sự tàn phá và khốn khổ diễn ra ở tất cả 25 tỉnh của Campuchia sau sự kiện ngày 20.2. Tờ Khmer Times phân tích tình huống COVID-19 của Campuchia sau 100 ngày vừa qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có Trung Quốc tài trợ nhiều vắc xin COVID-19 nhất, Campuchia không được Mỹ tặng liều nào