Sau thời gian dài học online tại nhà, các em học sinh Thừa Thiên - Huế đã trở lại trường học với những biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Học sinh Huế ngày trở lại trường

Thế Nghĩa | 21/09/2021, 19:14

Sau thời gian dài học online tại nhà, các em học sinh Thừa Thiên - Huế đã trở lại trường học với những biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thầy Dương Tuấn Anh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đã lên kế hoạch chi tiết để chuẩn bị tốt cho học sinh trở lại học trực tiếp, đảm bảo an toàn và đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. 

“Bộ phận Y tế của trường tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng học sinh cư trú trên địa bàn thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 15 để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Nhà trường đã xây dựng Phòng cách ly tạm thời để xử lý kịp thời các trường hợp nghi nhiễm COVID-19”, thầy Tuấn Anh cho biết thêm.

Cũng theo thầy Tuấn Anh, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 được hiệu quả, mỗi lớp được chia thành 2 nhóm đi học. Nhóm 1 học thứ 2, 4, 6 còn nhóm 2 học ngày lẻ, vào thứ 3, 5, 7.

z2777537673026_07495d0fdc593c0572a42763b19ad76e.jpg
Các em học sinh xếp hàng đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp.
z2777655922832_320cf7625a5954f6661c2d0ad884f104.jpg
Mỗi lớp được chia thành 2 nhóm để đảm bảo khoảng cách trong lớp học.
z2777655948960_68e0ca8b0577b5dd888a4e369e1784b3.jpg
Trường tiểu học Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị 1.800 khẩu trang y tế, 80 khẩu trang vải, 80 viên xà phòng, 30 lít nước rửa tay và 19 máy đo thân nhiệt để phục vụ ngày tựu trường.

Cô Cao Thị Thanh Tuyết chủ nhiệm lớp 4/1 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt chia sẻ, "dạy học trực tiếp thì mình có thể tương tác, nắm rõ học lực của các em, từ đó giúp các học sinh có hiệu quả tốt hơn trong học tập".

“Khi học sinh cùng giáo viên được thông báo sẽ được trở lại trường học thì cảm thấy rất hào hứng. Sau nhiều ngày học online, nay được trở lại dạy học trược tiếp mình có thể lắng nghe được ý kiến của học sinh nhiều hơn”, cô Tuyết nói thêm.

Lâm Anh, một học sinh lớp 4/1 trường tiểu học Lý Thường Kiệt cho biết, em cảm thấy rất vui khi được gặp lại cô giáo và bạn bè sau nhiều ngày ở nhà học online.

“Đến trường giúp em có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn khi học online qua màn ảnh nhỏ. Nhiều lần em muốn giơ tay phát biểu ý kiến nhưng do mạng hơi yếu nên không thể làm được. Lên lớp học thì em có thể phát biểu nhiều hơn. Em muốn giơ tay phát biểu thì làm được ngay”, Lâm Anh vui vẻ nói.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên - Huế, vùng nào không bị giãn cách, phong tỏa sẽ tổ chức học tập trung ở trường nhưng phải đảm bảo an toàn 100% về công tác phòng dịch. Còn các trường nằm trong vùng không an toàn vẫn phải học online và trên truyền hình, theo dõi tình hình thực tế tại các địa phương để có quyết định cụ thể.

“Tất cả trường trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đều chủ động phương án để bảo đảm cho học sinh an toàn khi đến trường. Sở sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể tiếp cận với chương trình học tập”, ông Tân cho biết.

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản thống nhất chủ trương cho học sinh mầm non và giáo dục phổ thông tập trung đến trường học tập trong điều kiện bình thường mới đối với các địa bàn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh từ ngày 20.9.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao trách nhiệm cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, TP Huế căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị để quyết định cho học sinh đến trường đối với các trường học trực thuộc theo phân cấp quản lý.

Đối với các trường học trong khu vực an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tại Quyết định số 165 ngày 29/8 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh để quyết định cho học sinh đến trường học tập đối với các trường học đáp ứng theo Bộ tiêu chí.

Đối với khu vực áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các khu vực có yếu tố dịch tễ nguy cơ lây nhiễm, vẫn tiếp tục hình thức dạy học qua truyền hình, dạy học online.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh Huế ngày trở lại trường