Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM 49) đã chính thức khai mạc vào sáng 24.7 tại thủ đô Vientaine (Lào). Có nhiều quan ngại rằng lần này ASEAN cũng sẽ không đạt đồng thuận để ra tuyên bố chung.
Theo chương trình nghị sự đã được thảo luận trong 3 ngày trước,bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN sẽ trao đổi về nhữngnội dung ưu tiên trong hợp tác giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với nhiềuđối tác.
Về hợp tác giữa trong khốiASEAN, các bộ trưởng sẽ thảo luận vềtriển khai Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và gắn kết với Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về phát triển bền vững.
Về đối ngoại, hội nghịASEAN nhấn mạnh cần phải tăng cường hợp tác giữa các nước để đối phó với những thách thức liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực.
Phát biểu khai mạc AMM 49, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith đánh giá:“Hiện nay, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp, tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức. Và chúng ta (ASEAN) bắt buộc phải có những nỗ lực để giải quyết thách thức và nắm bắt cơ hội một cách hiệu quả”.
Ông nhấn mạnh các cuộc họp trong khuôn khổ AMM sắp tới sẽ là cơ hội cho ASEAN làm việc với nhữngđối tác đối thoại cũng như với các cường quốc về nhiềuvấn đề quan trọng, qua đó tăng cường hiểu biết và lòng tin chiến lược, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Liệu ASEAN có ra được tuyên bốchung về phán quyết của PCA?
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài thường trực (PCA)đã công bốphán quyết vụ kiện giữaPhilippines vàTrung Quốc về vấn đề Biển Đông vào ngày 12.7
Đã 2 tuần trôi qua kể từ khi có phán quyết và một số nước thành viên như Philippines, Campuchia,Malaysia, Lào đã lên tiếng bày tỏ quan điểm, nhưng ASEAN vẫn chưa hề đưa ra tuyên bố chung về phán quyết này.
Vì vậy, hội nghị AMM lần này có ra tuyên bố chungbày tỏ quan điểm chính thức và thống nhất về vấn đề Biển Đông vàphán quyết trọng tài hay khôngđang là tâm điểm chú ý của giới truyền thông lẫn giới phân tích.
AMM 49 đang được mong đợi sẽ ra tuyên bốchung của ASEAN về phán quyết trọng tài - Ảnh: asia.nikkei.com
Trang tin Nikkei (Nhật) dẫn một số nguồn tin từcác quan chức ngoại giao ASEAN cho biết ngoàiPhilippines và Việt Nam, các nướcIndonesia, Myanmar và Singapore đều đã lên tiếng yêu cầu trong tuyên bốchung phải đề cập đến “cần thiết phải tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông”.
Tuy nhiên, vẫn có một số thành viên khác mà nổi bật là Campuchia (nước nhận việntrợ lớn từ Trung Quốc)vẫn kiên quyết cho rằng ASEAN nên tránh đụng chạm đến cácdiễn biến cụ thể gần đây trong vấn đề Biển Đông.
“Cũng như trong năm 2012, Campuchia vẫn đang đóng vai kẻ ác. Campuchia quả thực rất trung thành với “nước C lớn” (ám chỉ Trung Quốc)”, một quan chức ngoại giao có tham gia các cuộc họp kín của AMM 49 cho biết.
Hãng thông tấn AFP còn cho biết một số quan chức ngoại giao đã tiết lộ vấn đề Biển Đông vẫn đang bế tắc và các bên vẫn đang nỗ lực đàm phán.
Với vai trò là nước Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ gặp áp lực trong việc dung hòa các mâu thuẫn về việc ra tuyên bốchung.
Cụ thể, nếu Lào chấp nhận ý kiến của các nước như Philippines và đưa “sự cần thiết phải tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông” vào tuyên bốchung, điều này sẽ làm mất lòng Trung Quốc.Nhưng nếu Lào không đưa vào, một số thành viên ASEAN sẽ không bằng lòng.
“Nếu ASEAN không đạt được đồng thuận về vấn đề này, tuyên bốchung xem như bỏ đi”, một quan chức ngoại giao ASEAN đánh giá.
Cam kết sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Ngoài vấn đềphán quyết của Tòa Trọng tài, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo cũng như đưa thiết bị quân sự vào vùng tranh chấp đãgây nhiều quan ngại.
Tuy nhiên, ASEAN nói chung không có ý định đưa ra lập trường cứng rắn về vấn đề này, Nikkei dẫn nguồn tin là một quan chức ngoại giao cótham gia hộinghịAMM cho biết như vậy.
Theo kế hoạch, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trongngày 24.7.Các quan chức ngoại giaocấp cao của hai bên vẫn đang làm việc tích cực để bảođảm rằng ASEAN lẫn Trung Quốc cam kếtsớm xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Một quan chức cũng cho biết ASEAN và Trung Quốc đang xem xét đưa ra một tuyên bố riêng về Biển Đông trong tuyên bốchung sau cuộc họp giữa hai bên.
Trong tuyên bố này, ASEAN và Trung Quốc sẽ thể hiện ý chí mạnh mẽ trong việc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Cẩm Bình