Nếu không được phép hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phim và truyền hình sẽ có nguy cơ phá sản.

Kiến nghị Thủ tướng cho phép kinh doanh phim và truyền hình trong ‘bình thường mới’

Tiểu Vũ | 28/09/2021, 12:57

Nếu không được phép hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phim và truyền hình sẽ có nguy cơ phá sản.

Làn sóng đại dịch COVID-19 kéo dài suốt nhiều tháng qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt trong đời sống xã hội tại Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất phát hành điện ảnh và truyền hình.

Theo các nhà sản xuất phim, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư và giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng tại TP.HCM đã làm cho kế hoạch sản xuất và phát hành của nhiều bộ phim, chương trình truyền hình bị lùi lại hoặc trì hoãn vô thời hạn. Tình trạng này khiến cho nguồn vốn đầu tư vào các dự án phim, chương trình truyền hình bị tồn đọng, nhiều nhân sự làm phim tự do không có việc làm, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp sản xuất phim đang đứng bên bờ vực phá sản dẫn đến hàng ngàn người lao động trong lĩnh vực này sẽ thất nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng cảnh báo có thể trong thời gian tới, ngành điện ảnh truyền hình Việt Nam sẽ bị lệ thuộc vào nguồn phim và chương trình truyền hình mua từ nước ngoài về. Nguyên nhân là nhiều phim và chương trình truyền hình không thể sản xuất và phát hành trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt kéo dài đến hơn 3 tháng.

Trước tình trạng này, ngày 28.9, 20 doanh nghiệp sản xuất phim và truyền hình trong nước, đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM đề nghị “xem xét cho phép các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình thuộc nhóm đối tượng phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới từ ngày 15.10.2021”.

Văn bản của các doanh nghiệp nêu:Để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất phim và chương trình truyền hình có cơ hội tiếp tục tồn tại, phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Chúng tôi không xin hỗ trợ tài chính mà chỉ xin cơ chế để hoạt động trong bối cảnh bình thường mới. Theo đó, để duy trì hoạt động ở thời điểm hiện tại và lấy đà hồi phục sau khi dịch bệnh kết thúc, thông qua việc học hỏi mô hình sản xuất phim và chương trình truyền hình trong bối cảnh dịch COVID-19 tại một số quốc gia khác”.

Các doanh nghiệp sản xuất và phát hành mong muốn của Chính phủ và các cơ quan liên quan sớm có chính sách mới để nghành điện ảnh và truyền hình phục hồi và tiếp tục phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân trong “bình thường mới” sau đại dịch.

8 kiến nghị của các NSX phim và truyền hình:

1. Thực hiện trực tuyến tất cả các công việc tiền kỳ có thể của quá trình sản xuất phim và chương trình truyền hình.

2. Thu hẹp quy mô nhân sự của đoàn phim khi thực hiện quay và sản xuất phim, chương trình truyền hình.

3. Thực hiện xét nghiệm PCR gộp theo nhóm 10 người trước ngày tiến hành quay phim, chương trình truyền hình. Xét nghiệm nhanh từng người với tần suất 07 (bảy) ngày một lần cho toàn bộ nhân sự của đoàn phim trong suốt thời gian quay phim và chương trình truyền hình.

4. Đảm bảo tỷ lệ 100% nhân sự đoàn phim và diễn viên tham gia đóng phim và chương trình truyền hình đã được tiêm vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính.

5. Tập trung sản xuất, ghi hình ở những bối cảnh biệt lập như phim trường, các khu du lịch sinh thái không hoạt động, các khu nhà ở không có dân cư sinh sống... Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các điểm dân cư, dịch vụ bên ngoài.

6. Khai báo y tế thường xuyên và luôn đảm bảo thực hiện 5K: Khẩu trang - Khử Khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung trong suốt quá trình quay phim, chương trình truyền hình.

7. Chỉ định 1 nhân sự chuyên kiểm soát việc tuân thủ các hoạt động phòng chống COVID-19 ở từng đoàn phim gồm kiểm tra thân nhiệt, rửa tay, xét nghiệm nhanh, khử khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tập trung quá 10 người trong 1 khu vực nhất định tại bối cảnh quay.

8. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND TP.HCM.

Thời gian qua, được sự ủng hộ của Chính phủ và các Cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất phim và chương trình truyền hình đã không ngừng nỗ lực để phát triển ngành điện ảnh, truyền hình theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập, mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; góp phần hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa, coi phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới, cũng như trong chính sách gia tăng “sức mạnh mềm” của quốc gia.

 Đại diện  20 doanh nghiệp sản xuất phim và truyền hình

Bài liên quan
NSX phim 'Găng Tay Đỏ' bật khóc khi 10 ngày chiếu không thu 1 đồng
Lại thêm một nhà sản xuất phim Việt không cầm được nước mắt khi nói về thương vụ với CGV.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên các tuyến đê bờ sông Bùi
5 phút trước Sự kiện
TP.Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị Thủ tướng cho phép kinh doanh phim và truyền hình trong ‘bình thường mới’