Đài CNN dẫn ước tính chính thức được công bố ngày 31.7 cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng trở lại.

Kinh tế châu Âu hồi phục nhẹ, lạm phát tiếp tục giảm

Cẩm Bình | 31/07/2023, 18:54

Đài CNN dẫn ước tính chính thức được công bố ngày 31.7 cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng trở lại.

Theo ước tính, GDP quý 2.2023 của 20 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu tăng 0,3% so với quý 1.

Quý 1.2023, khu vực ghi nhận mức tăng trưởng 0% – sau khi sụt giảm 0,1% vào quý 4.2022.

Dữ liệu chính thức còn cho thấy lạm phát tổng thể tiếp tục giảm: chỉ số giá tiêu dùng từ 5,5% xuống 5,3% vào tháng 6. Tuy nhiên lạm phát cơ bản (loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng) tháng 7 vẫn duy trì ở 5,5%. Lạm phát ở lĩnh vực dịch vụ và thực phẩm lần lượt lên tới 5,6% và 9,2%.

eu.jpg

Mùa đông năm ngoái, khu vực đồng euro bị ảnh hưởng nặng nề do giá năng lượng tăng vọt sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Nhưng dữ liệu của hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu công bố cuối tuần qua báo hiệu phục hồi đang diễn ra.

GDP quý 2 của Pháp tăng 0,5% so với quý 1. Đức ở quý vừa qua không tăng trưởng nhưng đã thoát khỏi suy thoái kỹ thuật (giảm 0,1% và 0,4% vào quý 1.2023 và quý 4.2022).

Theo nhà kinh tế Holger Schmieding (ngân hàng Berenberg): “Cú sốc đang phai nhạt. Giá năng lượng cùng thực phẩm cao ngất ngưởng đã ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Tuy nhiên khi lạm phát hạ nhiệt, việc làm cùng tiền lương tiếp tục tăng, thu nhập của các hộ gia đình có vẻ sẽ tăng đáng kể trong vài quý tới”.

Dù xuất hiện dấu hiệu phục hồi, ông Schmieding vẫn cảnh báo khu vực chưa thoát khỏi nguy cơ suy thoái.

Tăng trưởng tốt hơn mong đợi của Pháp chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh, trong khi nhu cầu nội địa kém đi nhiều: tiêu dùng hộ gia đình giảm 0,4%. Một số khảo sát chỉ ra nhu cầu vay vốn kinh doanh trong khu vực giảm xuống mức thấp kỷ lục, hoạt động kinh doanh thu hẹp với tốc độ đáng kể.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 6 chỉ đạt 49,9 – báo hiệu ngành sản xuất và dịch vụ đang thu hẹp.

Ngày 27.7 vừa qua, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất khu vực đồng euro lên 3,75% – lần tăng thứ 9 liên tiếp. Tuy nhiên Chủ tịch ECB Christine Lagarde để ngỏ khả năng ngừng tăng lãi suất ở lần họp tháng 9.

Lạm phát tiêu dùng đã giảm mạnh, không còn ở mức kỷ lục 10,6% ghi nhận tháng 10.2022. Nhưng ECB đặt mục tiêu kéo lạm phát về mức 2%.

Bài liên quan
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế châu Âu hồi phục nhẹ, lạm phát tiếp tục giảm