Đó là một trong những cố gắng cuối cùng trước ngày tan rã. Chỉ 6 hôm sau, ông Trần Văn Hương “đăng quang”, thay Thiệu làm tổng thống tô đậm thêm hình ảnh tàn tạ của buổi hoàng hôn chế độ: “Lúc đó ông Hương đã 71 tuổi, không khí buổi lễ (trao quyền tổng thống) hôm ấy buồn tẻ, ông Hương lọm khọm nói không rõ ràng mạch lạc... ”.

Kỳ 47: Tổng thống một tuần Trần Văn Hương “liên hiệp” với hoàng hôn

Một Thế Giới | 17/01/2015, 07:02

Đó là một trong những cố gắng cuối cùng trước ngày tan rã. Chỉ 6 hôm sau, ông Trần Văn Hương “đăng quang”, thay Thiệu làm tổng thống tô đậm thêm hình ảnh tàn tạ của buổi hoàng hôn chế độ: “Lúc đó ông Hương đã 71 tuổi, không khí buổi lễ (trao quyền tổng thống) hôm ấy buồn tẻ, ông Hương lọm khọm nói không rõ ràng mạch lạc... ”.

Kỳ 46: Cuộc lấn chiếm và vẽ cờ sau hiệp định Paris
Kỳ 45: Hội đồng an ninh quốc gia “mất an ninh”

Khi các đội quân lấn chiếm của Thiệu triển khai các mũi đánh phá thì Trần Văn Đôn đã từ Paris về đến Sài Gòn và trao ông Thiệu danh sách các chính khách đối lập đang sống tại miền Nam, đề nghị liên hiệp “thành lập nội các có những người từ hữu cho đến tả và trung lập để làm việc với nhau” theo tình hình mới sau hiệp định. Thiệu dò xét:
- Ông Đôn, tôi thấy người đứng ra lập nội các đó được chính là trung tướng!
 Đôn chột dạ, bảo:
 - Tôi đưa ra nguyên tắc, chứ không đưa ra cá nhân tôi.
Hồi năm 1967, lúc Đôn bị nhóm tướng trẻ hất ra khỏi quân đội, ông “thoát hiểm” bằng cách ứng cử vào thượng viện Sài Gòn với sự hỗ trợ vận động của một hiệp hội chiến sĩ do chính Đôn làm chủ tịch. Hiệp hội này gồm các tướng tá tên tuổi, các nhân vật giao tiếp rộng của Sài Gòn như: Thái Quang Hoàng (đệ nhất phó chủ tịch), Lê Quang Vinh (đệ nhị phó chủ tịch), Lê Văn Nghiêm (tổng thư ký), Nguyễn Văn Chuân (phó tổng thư ký), Huỳnh Hữu Hiền, Trần Tử Oai, Phan Đình Ngọc, Trịnh Văn Thanh, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính, Hồng Sơn Đông và nhiều cố vấn: Lâm Văn Tết, Vông A Sáng, Nguyễn Khắc Tân, Trịnh Khánh Vàng, Nguyễn Gia Thu.
Để tạo thế “hai chân” vững chắc, Trần Văn Đôn gia nhập Hội liên trường Pétrus Ký, Mỹ Tho, Cần Thơ, Chasseloup Laubat và có niên khóa được bầu làm hội trưởng, với 2 phó hội: nha sĩ Ngô Quang Doãn và bác sĩ Trương Ngọc Hơn, tổng thư ký: luật sư Nguyễn Văn Lộc, phó tổng thư ký: kỹ sư Vũ Văn Nhung, cùng kỹ sư Ngô Văn Hoài, kỹ sư Bùi Quang Phương, kỹ sư Lê Văn Danh, cố vấn: thạc sĩ Trần Quang Đệ, kỹ nghệ gia Trần Văn Văn, luật sư Trần Văn Liêm, tham sự Võ Văn Để... Ông thừa nhận qua hồi ký, hai hội trên ủng hộ ông trong vận động tranh cử quôc hội. Cộng mối quan hệ tăng thêm sau nhiều năm làm nghị sĩ, dân biểu, Trần Văn Đôn có thể trở thành nhân vật “khó tính” đốì với Thiệu khi “nội các có cả tả và hữu” mà Đôn nói tới được hình thành. Ông Đôn viết là đã bàn với giáo sư Bùi Anh Tuân, tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, bác sĩ Trần Văn Du, giáo sư Phạm Văn Diêu về “giải pháp phi liên kết” và trình bày với ông Thiệu những thuận lợi của giải pháp đó tại dinh Độc Lập ngày 31.1.1973 nhưng Thiệu ừ è, rồi bỏ qua.
Lình xình, nghi kỵ, chần chừ mãi đến hơn 2 năm sau khi quân giải phóng tiến sát Sài Gòn. Thiệu mới giao Trần Văn Đôn giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng ngày 14.4.1975 trong chính phủ do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng. Ông Đôn nhắc lại việc “thành lập một nội các liên hiệp mà năm 1973 tôi đã từng đề nghị. Tôi vừa nói đến đó thì ông Thiệu lắc đầu...

- Mà liên hiệp thế nào? Bây giờ liên hiệp mình ở thế yếu. Năm 1973 mình ở thế mạnh hơn (!) ”.

Không được thực hiện “giải pháp chính trị” do mình đề ra, Trần Văn Đôn bay ra chiến trường. Bấy giờ áp lực của cuộc tổng tiến công làm vỡ tuyến phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở mặt trận cực nam Trung bộ. Trần Văn Đôn thuật:

Đêm 18.4, Phan Rang mất, ở đó có nhiều đơn vị chiến đấu giỏi, nhưng có lẽ binh lính mất tinh thần và cấp chỉ huy bi rối. Tưng Nguyễn Vĩnh Nghi bị Việt Cộng bắt. Tối hôm sau 19.4, Phan Thiết bị mất vì binh sĩ không còn tinh thần chiến dấu, dù đại tá tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa bố trí binh sĩ khắp các nơi có tính cách chiến lược, nhưng nghe tiếng đoàn xe tăng Việt Cộng vào thành phố là lính bỏ súng chạy thoát thân. Trong lúc đi thăm tình hình chiến sự ở các nơi thì nhiều sĩ quan than phiền với tôi:

- Những ông tướng tá làm mất các tnh Cao nguvên và miền Trung, bây giờ nhởn nhơ đi chơi ở Sài Gòn, có xe hộ tống đi ăn uống trong khi chúng tôi ở đây nhận chịu hậu quả các việc làm của họ...

Trung tướng Lê Nguyên Khang điều tra và ngày 18.4 đã trao Thiệu danh sách các tướng tá cần quản thúc vì làm mất miền Trung, gồm trung tướng Lâm Quang Thi, trung tướng Phạm Quốc Thuần, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lâm Quang Thơ và chuẩn tướng không quân Nguyễn Đức Khánh, cùng đại tá tỉnh trưởng thuộc các tỉnh và thành phố bị rơi vào tay quân giải phóng như Quảng Tín, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Rang...
Những tướng tá trên đều bị quản thúc, trừ Ngô Quang Trưởng, lý do "đang phụ tá hành quân cho đại tướng Cao Văn Viên” theo lời Thiệu thông báo. Nhưng ông Trưởng vẫn tự đến gia nhập vào “nhóm sĩ quan bỏ mất miền Trung”.

Trong khi quân đội tan rã thì ông Đôn lấy làm “tiếc là ông thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn không phải là người của tình thế, cũng không phải là người dốc tâm dốc sức để giải quyết cơn bệnh đến lúc ngặt nghèo của Việt Nam Cộng hòa". Ông Cẩn đứng đầu nội các có nhiều chuyên viên và chính trị gia, được xem là “mạnh” nhiều lần hơn so với các nội các của Sài Gòn trước đó với tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo (Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ), kỹ sư Dương Kích Nhưỡng (Phó thủ tướng đặc trách cứu trợvà định cư); các quốc vụ khanh gồm: luật sư Lê Trọng Quát, giáo sư Phạm Thái, ông Nguyễn Xuân Phong, luật sư Vương Văn Bắc (Tổng trưởng ngoại giao), luật sư Ngô Khắc Tịnh (Tổng trưởng tư pháp), ông Bửu Viên (Tổng trưởng nội vụ), tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Tổng trưởng kế hoạch), giáo sư Trần Văn Mãi (Tổng trưởng xã hội), nghị sĩ Tôn Thất Niệm (Tổng trưởng y tế), kỹ sư Nguyễn Xuân Đức (Tổng trưởng công chánh giao thông), giáo sư Nguyễn Duy Xuân (Tổng trưởng văn hóa) và nhiều tổng trưởng, thứ trưởng, cố vấn khác như thẩm phán Huỳnh Đức Bửu, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, kỹ sư Đoàn Minh Quan, kỹ sư Nguyền Hữu Tân, ông Nguyễn Quang Diệp, Lê Quang Trường, Nguyễn Long Châu...

Đó là một trong những cố gắng cuối cùng trước ngày tan rã.

Chỉ 6 hôm sau, ông Trần Văn Hương “đăng quang”, thay Thiệu làm tổng thống tô đậm thêm hình ảnh tàn tạ của buổi hoàng hôn chế độ: “Lúc đó ông Hương đã 71 tuổi, không khí buổi lễ (trao quyền tổng thống) hôm ấy buồn tẻ, ông Hương lọm khọm nói không rõ ràng mạch lạc...”. (Còn nữa)

Mai Nguyễn

Bài liên quan
'Cú sốc chính trị' tại Venezuela: Mỹ chính thức công nhận ứng cử viên đối lập là tổng thống đắc cử
Trong một động thái quan trọng, chính phủ Mỹ đã chính thức công nhận ông Edmundo Gonzalez, ứng cử viên đối lập của Venezuela, là "tổng thống đắc cử" của quốc gia Nam Mỹ này vào ngày 21.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 47: Tổng thống một tuần Trần Văn Hương “liên hiệp” với hoàng hôn