Dầu và khí đốt của Nga có thể là đối tượng trừng phạt tiếp theo khi những diễn biến khốc liệt trong tình hình xung đột tại Ukraine đã khiến các lãnh đạo châu Âu thay đổi chiến lược.

Liệu châu Âu có thể khiến Nga chùn bước bằng chiêu cấm vận dầu khí?

Đan Thuỳ | 11/04/2022, 11:34

Dầu và khí đốt của Nga có thể là đối tượng trừng phạt tiếp theo khi những diễn biến khốc liệt trong tình hình xung đột tại Ukraine đã khiến các lãnh đạo châu Âu thay đổi chiến lược.

Tiến sĩ Andrei Illarionov, trưởng cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin trong thời gian từ 2000 đến 2005, cho rằng nếu các nước phương Tây "cố gắng thực hiện một lệnh cấm vận thực sự đối với xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga... tôi cá rằng có thể trong vòng một hoặc hai tháng, các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine có lẽ sẽ bị chấm dứt, sẽ bị dừng lại".

Mặc dù cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn của Nga nhưng châu Âu vẫn đang tiếp tục mua dầu và khí đốt. Năm ngoái, giá tăng cao đồng nghĩa với việc doanh thu từ dầu khí chiếm 36% chi tiêu của chính phủ Nga. Phần lớn thu nhập đó đến từ Liên minh châu Âu, nơi nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu từ Nga.

Ngày 8.4, Kyiv đã lặp lại lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ của Nga sau khi một cuộc tấn công tên lửa vào một nhà ga đường sắt ở Kramatorsk (Ukraine), làm thiệt mạng khoảng 30 người và hàng trăm người bị thương. Nga sau đó phủ nhận cáo buộc của Ukraine.

"Châu Âu có thể phớt lờ việc đưa ra lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu từ Nga trong bao lâu nữa?", Tổng thống Ukraine, Zelensky nói.

EC cho biết khoảng 45% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu và khoảng 25% lượng dầu nhập khẩu của khối này đến từ Nga. EU đã nhập khẩu khoảng 35 tỷ € (38 tỷ USD) năng lượng của Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu.

Tuy nhiên, các báo cáo gây sốc từ Bucha và Kramatorsk đã làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo EU cũng phải xem xét cấm hoặc hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, sau Ả Rập Saudi và chiếm 14% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái . Gần 2/3 lượng hàng xuất khẩu của nước này đến châu Âu trước khi Nga xâm lược Ukraine.

Vào tháng 3, châu Âu đã đặt ra thời hạn cuối cùng là năm 2027 để tự loại bỏ khí đốt và dầu của Nga. Tuy nhiên, lệnh cấm vận dầu mỏ có thể bắt đầu sớm hơn. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói với Nghị viện châu Âu hôm 6.4 rằng gói trừng phạt thứ năm "sẽ không phải là gói cuối cùng".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên công khai ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga. Phát biểu với đài truyền hình Pháp hôm 4.4, ông Macron nói rằng có "dấu hiệu rất rõ ràng" tội ác chiến tranh đã được thực hiện ở Bucha và châu Âu "không thể để nó trượt dài."

Hôm 6.4, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với CNN rằng Pháp không muốn chờ đợi để cấm vận dầu của Nga sau khi chứng kiến ​​vụ tấn công ga đường sắt ở Kramatorsk (Ukraine).

"Vì lo ngại, chúng tôi sẵn sàng đi xa hơn và quyết định lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga và tôi tin tưởng sâu sắc rằng các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ tập trung vào câu hỏi về lệnh cấm đối với dầu của Nga". ông Macron cho biết.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 8.4 cho biết ông tin rằng Đức sẽ có thể ngừng nhập khẩu dầu của Nga "trong năm nay". Phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong chuyến thăm tới London, ông Scholz cho biết Đức đang "tích cực làm việc" để thoát phụ thuộc năng lượng của Nga nhưng nói thêm rằng Đức sẽ phải mất nhiều thời gian để làm việc này.

Chi tiết hơn về các lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể được đưa ra ngay vào đầu tuần này khi các ngoại trưởng EU nhóm họp để đàm phán. Các lựa chọn trong lệnh trừng phạt bao gồm đánh thuế nhập khẩu dầu và buộc người mua phải thanh toán vào một tài khoản ký quỹ mà chỉ Nga mới có thể khai thác trong một số điều kiện nhất định.

au2urtzhe5p5nhozdujbldpbkq.jpeg

Để tất cả các nước thành viên EU đồng ý có thể rất khó. Sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga rất khác nhau trong EU. Viktor Orban, Thủ tướng mới tái đắc cử của Hungary và là đồng minh lâu năm của Tổng thống Vladimir Putin, có thể từ chối bất kỳ đề xuất nào.

"Chúng tôi lên án cuộc tiến quân của Nga và chúng tôi cũng lên án chiến tranh nhưng chúng tôi cũng sẽ không cho phép các gia đình Hungary phải trả giá cho cuộc chiến. Các biện pháp trừng phạt không được mở rộng đối với các lĩnh vực dầu khí", Orban cho biết trong một tuyên bố vào đầu tháng ba.

Mặc dù các lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga là không thể xảy ra vào thời điểm này vì những thiệt hại kinh tế mà chúng sẽ gây ra, nhưng châu Âu có thể chịu được lệnh cấm vận đối với dầu của Nga tốt hơn.

Mỹ, Anh, Canada và Úc đều đã công bố lệnh cấm đối với dầu của Nga và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn lệnh trừng phạt cũng đã được áp đặt nhắm vào các cá nhân và tổ chức Nga.

Các công ty dầu mỏ châu Âu bao gồm Shell, TotalEnergies và Neste đã ngừng mua dầu thô của Nga, hoặc sẽ ngừng mua dầu thô của Nga vào cuối năm nay.

Giá dầu thô Brent đã tăng vọt vào đầu tháng 3, vượt qua mức 139 USD/thùng trong thời gian ngắn. Đây là mức cao nhất trong 14 năm, nhưng sau đó đã giảm trở lại để giao dịch quanh mức 100 USD / thùng. Dầu thô loại Urals của Nga đang giao dịch ở khoảng 34 USD / thùng.

Trong những ngày gần đây, các nước giàu đã hứa sẽ khai thác nguồn dự trữ dầu của họ để giúp hạ giá và chống lại việc giảm nguồn cung của Nga. Vào tháng 3, Mỹ tuyên bố sẽ giải phóng 180 triệu thùng dự trữ, các nước thành viên IEA cũng đã làm theo, bổ sung thêm 60 triệu thùng vào kho dự trữ toàn cầu.

Claudio Galimberti, Phó chủ tịch phân tích của Rystad Energy, cho rằng tác động của lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đối với Nga sẽ phụ thuộc vào mức độ mà nước này có thể chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á.

"Miễn là Nga xoay sở để chuyển hướng phần lớn xuất khẩu dầu từ châu Âu sang châu Á, tác động có thể không lớn. Nếu không, điều sẽ hoàn toàn làm tê liệt nền kinh tế Nga, vì nước này phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu dầu", Claudio nói.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong khi châu Âu chiếm hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga, thì Trung Quốc là nước mua lớn nhất, chiếm khoảng 20%.

Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu châu Âu có thể khiến Nga chùn bước bằng chiêu cấm vận dầu khí?