Theo tư lệnh cấp cao của Ukraine, cuộc chiến của Nga với Ukraine đã trở thành "bế tắc". Kyiv ở thế khó có thể giành lại khoảng 20% lãnh thổ từ Moscow.
Quốc tế

Liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine như đã làm với Afghanistan?

Hoàng Vũ (theo Newsweek) 20:45 10/12/2023

Theo tư lệnh cấp cao của Ukraine, cuộc chiến của Nga với Ukraine đã trở thành "bế tắc". Kyiv ở thế khó có thể giành lại khoảng 20% lãnh thổ từ Moscow.

Khi năm 2023 sắp kết thúc, giới chức Ukraine đang tìm cách tăng cường nhận viện trợ tài chính và quân sự của phương Tây nhằm phá vỡ thế bế tắc. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ thành viên Cộng hòa (Mỹ) đang bày tỏ thái độ hoài nghi về Ukraine, theo sau sự dẫn dắt của cựu Tổng thống Donald Trump trong việc thúc giục chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kyiv.

tt-ukraine-2.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: Reuters

Phe Cộng hòa tại quốc hội Mỹ hôm 6.12 đã chặn một dự luật tài trợ bổ sung có tổng cộng 61 tỉ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.

Khi cuộc bầu cử năm 2024 đang đến gần, Nhà Trắng hiện tích cực ca ngợi vai trò của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong sự sống còn của Ukraine, đồng thời đảm bảo với cử tri Mỹ rằng Kyiv vẫn có thể giành chiến thắng. Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia viện trợ quân sự lớn nhất với cam kết 47 tỉ USD.

Các thành tựu ở Ukraine cho đến nay được cho là điểm sáng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau những chỉ trích về việc rút lui khỏi Afghanistan.

Julie Norman, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học College London (Anh), nhận định các đối thủ đảng Cộng hòa của ông Biden “chắc chắn sẽ cố gắng” liên kết sự thất bại ở Afghanistan với những nỗ lực bị đình trệ ở Ukraine.

“Afghanistan có lẽ là thất bại lớn nhất về chính sách đối ngoại và đã làm giảm tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden”, Norman nói với Newsweek.

Chuyên gia Andrew Michta tại Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng nếu không có sự tăng cường viện trợ của Mỹ, "Ukraine sẽ cạn kiệt nguồn lực để tiếp tục tự vệ”.

“Vấn đề Ukraine có thể mang lại cho chính quyền Biden thất bại nặng nề hơn cả Afghanistan cùng những hệ quả trên toàn cầu”, Michta cho hay.

Giới chức Ukraine lạc quan

Các quan chức Ukraine vẫn tỏ ra tự tin các gói viện trợ mới của chính quyền Biden cuối cùng sẽ được quốc hội thông qua, mặc dù xuất hiện một số lo lắng về triển vọng ủng hộ lâu dài của lưỡng đảng Mỹ.

“Nếu Mỹ rút khỏi sự hỗ trợ cho Ukraine theo cách tương tự như khi rút khỏi Afghanistan, điều đó sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín của Washington trên thế giới, đặc biệt là trước thềm bầu cử tổng thống ở Mỹ”, ông Oleksandr Merezhko - Chủ tịch ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine nói.

Merezhko lạc quan rằng “giới tinh hoa chính trị Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ Ukraine”. Theo ông, Mỹ trong khoảng 20 năm qua đã chi rất nhiều tiền để hỗ trợ Afghanistan. Merezhko cho biết một phần số tiền này sẽ đủ để giúp Ukraine chiến thắng Nga.

"Có sự khác biệt giữa Afghanistan và Ukraine: Ukraine không yêu cầu Mỹ gửi quân. Tất cả những gì chúng tôi cần hiện giờ là vũ khí hiện đại và đạn dược với số lượng cần thiết. Như Tổng thống Biden đã nói, hỗ trợ Ukraine là khoản đầu tư tốt nhất về an ninh của Mỹ”, nhà lập pháp Ukraine nhấn mạnh.

Được biết, viện trợ từ nước ngoài đã giúp Ukraine đứng vững trước Nga trong cuộc chiến. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel, các gói viện trợ mới đã giảm 87% từ tháng 8 đến tháng 10 so với cùng kỳ năm 2022. Lượng viện trợ cam kết hiện tại cũng là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 1.2022, một tháng trước khi Nga tấn công Ukraine.

Dỳ vậy, dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel vẫn cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ Mỹ, Đức và các nước khác để tăng cường khả năng phòng thủ. Sự hỗ trợ này bao gồm cả hỗ trợ tài chính và các thiết bị quân sự như xe tăng hiện đại và máy bay chiến đấu F-16.

Bên cạnh đó, trước sự “không chắc chắn” về gói viện trợ tiếp theo của Mỹ, Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho rằng Ukraine có thể hy vọng Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng sẽ thông qua gói hỗ trợ 50 tỉ euro đã được thông báo từ lâu. Ngoài ra, Ukraine hiện vẫn trông cậy vào viện trợ đến từ các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy và Đức.

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine như đã làm với Afghanistan?