Một quan chức y tế bang Rhode Island cho biết mục tiêu tiêm vắc xin 70% của Mỹ, từng được coi là cấp độ quan trọng để chấm dứt đại dịch COVID-19, có thể không đủ.

‘Mỹ có thể cần tỷ lệ tiêm vắc xin hơn 90% để đánh bại biến thể Delta’

Sơn Vân | 03/10/2021, 22:31

Một quan chức y tế bang Rhode Island cho biết mục tiêu tiêm vắc xin 70% của Mỹ, từng được coi là cấp độ quan trọng để chấm dứt đại dịch COVID-19, có thể không đủ.

Tom McCarthy, Giám đốc điều hành Đơn vị ứng phó COVID-19 của Sở Y tế Rhode Island, nói sự bùng nổ lây nhiễm bệnh của biến thể Delta là yếu tố thay đổi cuộc chơi.

New England là khu vực gồm 5 bang có tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ cao nhất. Vermont dẫn đầu với 69,4%, tiếp theo là Connecticut, Maine, Rhode Island và Massachusetts.

New Hampshire đứng thứ 10 với tỷ lệ tiêm vắc xin 61,5%. Tuy nhiên, các trường hợp nhập viện và tử vong do COVID-19 luôn ở gần mức trước khi tiêm chủng.

Tom McCarthy, Giám đốc điều hành Đơn vị Ứng phó COVID-19 của Sở Y tế Rhode Island, nói: “Những gì chúng tôi đã học được với Delta và nhìn xa hơn Delta là... để cung cấp mức độ bảo vệ theo dân số thực sự, bạn cần phải vượt quá 90%”.

Tiến sĩ Tim Lahey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vermont ở thành phố Burlington (bang Vermont, Mỹ), cho biết điều quan trọng là phải nhìn nhận tình hình một cách lạc quan. Bệnh viện của ông bận rộn nhưng không quá tải. Mọi người vẫn cần phải thận trọng nhưng họ không bị phong tỏa.

Có phải việc tiêm phòng đã giúp chúng ta có thể chống chọi với gánh nặng của Delta với việc mất ít người hàng xóm hơn trong khi vẫn có chất lượng cuộc sống như chúng ta đang hưởng ở Vermont? Đúng như vậy", Tiến sĩ Tim Lahey cho hay.

Đại học New Mexico State nói chưa đến 1/3 số sinh viên của trường đã nộp giấy chứng nhận việc tiêm vắc xin vào thời hạn cuối tuần này, dù không rõ kế hoạch nộp giấy xét nghiệm COVID-19 hàng tuần như thế nào. Ngược lại, khoảng 70% nhân viên của trường đã tuân thủ. Việc không chủng ngừa hoặc không xét nghiệm hàng tuần có thể dẫn đến đình chỉ học.

my-co-the-can-tiem-vac-xin-covid-19-hon-90-de-danh-bai-bien-the-delta.jpg
Một y tá chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer - BioNTech cho người dân ở thành phố Southfield, bang Michigan, Mỹ ngày 29.9

Tính đến ngày 2.10, Mỹ đã tiêm 394.690.283 liều vắc xin COVID-19 trong nước và phân phối 478.362.045 liều, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Con số này tăng từ 393.756.866 liều vắc xin COVID-19 mà CDC cho biết đã được sử dụng vào ngày 2.10, trong số 477.069.555 liều được giao.

Theo CDC, 214.870.696 người đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 khi 185.143.698 người tiêm chủng đầy đủ. Việc kiểm đếm của CDC bao gồm vắc xin hai liều Moderna và Pfizer - BioNTech cũng như vắc xin Johnson & Johnson một mũi.

Khoảng 4,74 triệu người đã nhận được liều tăng cường của vắc xin Pfizer hoặc Moderna kể từ ngày 13.8, khi Mỹ cho phép chích liều vắc xin thứ ba cho những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, những người có khả năng được bảo vệ yếu hơn từ phác đồ hai liều.

Bài liên quan
Biến thể Delta không làm trẻ em mắc COVID-19 trở nặng hơn
Số ca nhập viện của bệnh nhi mắc COVID-19 ở Mỹ tăng lên kể từ khi biến thể Delta chiếm ưu thế. Thế nhưng, nghiên cứu mới cung cấp cái nhìn đầu tiên về dữ liệu liên quan cho thấy lo ngại Delta gây ra bệnh nặng hơn ở trẻ em là không có cơ sở.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Mỹ có thể cần tỷ lệ tiêm vắc xin hơn 90% để đánh bại biến thể Delta’