Giám đốc điều hành BioNTech SE, công ty Đức phát triển vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA cùng Pfizer, cho biết một công thức mới có thể sẽ cần thiết vào giữa năm 2022 để bảo vệ chống lại các biến thể vi rút SARS-CoV-2 trong tương lai.

CEO BioNTech: Vắc xin COVID-19 công thức mới sẽ cần cho năm 2022

Sơn Vân | 03/10/2021, 18:58

Giám đốc điều hành BioNTech SE, công ty Đức phát triển vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA cùng Pfizer, cho biết một công thức mới có thể sẽ cần thiết vào giữa năm 2022 để bảo vệ chống lại các biến thể vi rút SARS-CoV-2 trong tương lai.

Ugur Sahin, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của BioNTech, nói với tờ Financial Times rằng các biến thể SARS-CoV-2 hiện tại, chẳng hạn Delta, không đủ khác biệt để làm suy yếu việc tiêm vắc xin. Thế nhưng theo Ugur Sahin, các chủng SARS-CoV-2 mới sẽ xuất hiện có thể kháng vắc xin và tránh khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể.

Ông nói: “Năm nay một loại vắc xin khác là hoàn toàn không cần thiết, nhưng vào giữa năm sau, nó có thể là một tình huống khác. Đây là một quá trình tiến hóa liên tục, và sự tiến hóa đó chỉ mới bắt đầu".

Tháng trước, Pfizer và BioNTech đã gửi dữ liệu ban đầu cho các cơ quan quản lý của Mỹ về việc sử dụng vắc xin mRNA ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, một bước gần hơn với việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học này.

loai-vac-xin-covid-19-moi-se-can-trong-nam-2022.jpg
Ugur Sahin -  đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của BioNTech

Hôm 26.9, Giám đốc điều hành hãng dược Pfizer - Albert Bourla nói rằng ông tin cuộc sống sẽ trở lại bình thường trong năm tới dù các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trên toàn cầu.

Tôi đồng ý rằng trong vòng một năm nữa, chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tôi không nghĩ điều này có nghĩa là các biến thể mới sẽ không tiếp tục xuất hiện và tôi cũng không nghĩ là mọi người có thể sống cuộc sống bình thường mà không cần tiêm vắc xin”, ông Albert Bourla nói trong chương trình This Week của ABC News.

Bình luận của ông Bourla đã lặp lại với dự đoán trước đó của Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Moderna - Stéphane Bancel, người cũng cho rằng đại dịch sẽ kết thúc “trong một năm nữa”.

Nếu bạn nhìn vào việc mở rộng năng lực sản xuất trong 6 tháng qua thì sẽ thấy có đủ liều vắc xin vào giữa năm tới để mọi người trên Trái đất có thể được tiêm phòng”, ông Stéphane Bancel chia sẻ với tờ báo Thụy sĩ Neue Zürcher Zeitung hôm 23.9.

Bằng cách này, chúng ta sẽ rơi vào một tình huống tương tự như bênh cúm. Bạn có thể chủng ngừa và được bảo vệ khỏi COVID-19 hoặc bạn không làm điều đó và có nguy cơ bị nhiễm vi rút đến mức phải nhập viện”, ông Bancel nói thêm.

Hôm 26.9, Albert Bourla nói với ABC News rằng ông tin dịch bệnh COVID-19 có thể sẽ khiến con người phải tiêm vắc xin hằng năm để phòng ngừa các biến thể mới xuất hiện trên khắp thế giới.

Vì vi rút lây lan khắp thế giới và sẽ xuất hiện nhiều biến thể mới nên tôi nghĩ kịch bản có thể xảy ra nhất là tiêm vắc xin hàng năm cho mọi người. Thế nhưng hiện nay, chúng tôi chưa chắc về điều này và cần phải xem xét thêm dữ liệu”, ông Bourla nói.

Dự đoán của ông Bourla được đưa khi hàng triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm liều vắc xin COVID-19 tăng cường. Tuần trước, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt tiêm mũi vắc xin tăng cường cho người từ 65 tuổi trở lên và những người có nguy cơ mắc COVID-19 nặng, bao gồm những người có khả năng bị bệnh do tình trạng sức khỏe của họ và những người có nguy cơ nhiễm vi rút cao do nơi họ sống, làm việc.

Bài liên quan
'Có thể tiêm vắc xin J&J sau mũi 1 Pfizer hoặc Moderna'
Gần 15 triệu người ở Mỹ đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson (J&J) 1 mũi, sử dụng cơ chế sản xuất kháng thể khác với hai loại vắc xin mRNA của Pfizer và Moderna.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
35 phút trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CEO BioNTech: Vắc xin COVID-19 công thức mới sẽ cần cho năm 2022