Ngày 7.10, Mỹ công bố chiến lược quốc gia về Bắc Cực với nội dung cảnh báo cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng bởi Nga và Trung Quốc. Đồng thời, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các đồng minh để duy trì luật pháp, quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế ở khu vực.

Mỹ công bố chiến lược mới cho vùng Bắc Cực

Cẩm Bình | 08/10/2022, 13:45

Ngày 7.10, Mỹ công bố chiến lược quốc gia về Bắc Cực với nội dung cảnh báo cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng bởi Nga và Trung Quốc. Đồng thời, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các đồng minh để duy trì luật pháp, quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế ở khu vực.

Là bản cập nhật của một tài liệu năm 2013 do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama ban hành, chiến lược mới vạch ra chính sách Bắc Cực trong 10 năm tới mà Mỹ sẽ triển khai.

Chiến lược mới tuyên bố Mỹ - với tư cách quốc gia Bắc Cực có quyền hạn lẫn trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu vực. Washington muốn "một Bắc Cực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và hợp tác".

artic.jpg

Trong bản chiến lược, Mỹ nêu lo ngại về cuộc chiến Nga phát động tại Ukraine cũng nỗ lực tăng cường ảnh hưởng tại Bắc Cực của Trung Quốc. Washington sẽ tìm cách cạnh tranh nhưng vẫn kiểm soát hiệu quả căng thẳng ở khu vực.

Chiến lược được xây dựng trên 4 trụ cột: An ninh, Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Phát triển kinh tế bền vững, Quản trị và hợp tác quốc tế.

Ở trụ cột an ninh, Mỹ dự định tăng cường năng lực bảo vệ lợi ích của mình tại Bắc Cực nhằm ngăn chặn các mối đe dọa với Mỹ cùng đồng minh, giảm thiểu rủi ro leo thang ngoài ý muốn.

Thừa nhận cuộc chiến tại Ukraine đặt ra thách thức cho hợp tác ở Bắc Cực, Mỹ kêu gọi tiếp tục hợp tác thông qua các tổ chức đa phương. Washington cũng sẽ hướng tới mục tiêu phát triển Bắc Cực bền vững do nhu cầu cấp thiết phải giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Trước đó vào cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ đề cử một đại sứ phụ trách Bắc Cực.

Từ lâu Mỹ đã xem Bắc Cực là địa điểm cạnh tranh mới với Nga và Trung Quốc, đặc biệt khi biến đổi khí hậu khiến các tuyến đường biển qua đây được khai thông. Nga rất tích cực tăng cường hiện diện quân sự tại Bắc Cực trong khi Trung Quốc luôn nhòm ngó đến giá trị hàng hải và tài nguyên thiên nhiên ở nơi này.

Bài liên quan
Trung Quốc phụ thuộc công nghệ AI Mỹ thế nào khi nhiều hãng dựa vào mô hình nguồn mở của Meta?
Phần lớn các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) ở Trung Quốc được xây dựng dựa trên Llama của Meta Platforms.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ động thu hút FDI quy mô lớn, công nghệ cao như bán dẫn, AI…
18 phút trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ yêu cầu chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ công bố chiến lược mới cho vùng Bắc Cực