Một tên lửa đánh chặn phóng từ tàu hải quân Mỹ đã đánh trúng và tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) giả trong lần thử nghiệm ngày 17.11.

Mỹ nâng cao năng lực đánh chặn tên lửa xuyên lục địa

Cẩm Bình | 18/11/2020, 15:00

Một tên lửa đánh chặn phóng từ tàu hải quân Mỹ đã đánh trúng và tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) giả trong lần thử nghiệm ngày 17.11.

Tên lửa đánh chặn là Aegis SM-3 phiên bản mới nhất, do khu trục hạm có mặt tại Thái Bình Dương (đông bắc Hawaii) phóng đi. ICBM giả xuất phát từ quần đảo Marshall, không trang bị mồi nhử hay hệ thống phức tạp nào khác.

Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc thử nghiệm đánh chặn ICBM trên biển. Những lần trước đây đều dùng tới hệ thống phòng thủ trên đất liền (đặt ngầm dưới lòng đất). Đánh chặn trên biển nếu thành công trong thử nghiệm khó hơn thời gian tới sẽ giúp nâng cao sức mạnh của mạng lưới tên lửa Mỹ.

Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) Jon Hill đánh giá vụ thử thành công nêu trên là thành tựu đáng kinh ngạc cũng như là một cột mốc quan trọng. Tên lửa đánh chặn trên biển khi tích hợp hệ thống phát hiện - theo dấu hoàn toàn đủ sức ngăn chặn bất cứ mối đe dọa bất ngờ nào.

us.jpg
Hình ảnh phóng SM-3 Block IIA đánh chặn ICBM - Ảnh: US Missile Defence Agency

Lần thử nghiệm ngày 17.11 có thể thu hút sự chú ý của CHDCND Triều Tiên. Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và ICBM mà quốc gia Đông Á đang theo đuổi là lý do chính khiến Lầu Năm Góc tìm cách củng cố năng lực đánh chặn.

Triều Tiên thời gian qua không thử vũ khí hạt nhân lẫn ICBM. Nhưng nước này vào đầu tháng 10 vừa trình làng ICBM mới, hơn nữa Tổng thống Mỹ Donald Trump - với nỗ lực đàm phán phi hạt nhân hóa - sắp hết nhiệm kỳ.

Bên cạnh Triều Tiên, mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga cũng thúc đẩy Mỹ phát triển sức mạnh quân sự.

Chuyên gia hạt nhân Hans Kristensen thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ lo ngại việc hải quân Mỹ sở hữu năng lực đánh chặn ICBM làm Trung Quốc thêm quyết tâm mở rộng kho tên lửa tầm xa, còn Nga xem lần thử nghiệm 17.11 như động thái xác nhận cho mối lo ngại lâu nay rằng Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ để hỗ trợ số lượng tên lửa tầm trung đang nhắm đến Nga.

Nhà khoa học Laura Grego thuộc tổ chức Union of Concerned Scientists cũng nhận định vụ thử đập tan hy vọng các bên ngồi lại đàm phán thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ nâng cao năng lực đánh chặn tên lửa xuyên lục địa