Chính phủ Mỹ vừa chính thức xác nhận ngừng chương trình học bổng Fulbright tại Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố chấm dứt chương trình này hồi đầu tháng 7, một động thái phản ứng với việc Bắc Kinh đưa ra dự luật an ninh cho thuộc địa cũ của Anh.

Mỹ ngừng chương trình cấp học bổng cho sinh viên, học giả Trung Quốc và Hồng Kông

26/07/2020, 18:11

Chính phủ Mỹ vừa chính thức xác nhận ngừng chương trình học bổng Fulbright tại Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố chấm dứt chương trình này hồi đầu tháng 7, một động thái phản ứng với việc Bắc Kinh đưa ra dự luật an ninh cho thuộc địa cũ của Anh.

Căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang với nhiều vấn đề từ Hồng K ông, Biển Đông, tranh chấp thương mại thương mại - Ảnh: Reuters

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong một email gửi tới sinh viên, học giả Mỹ - những người chuẩn bị tham gia chương trình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình học bổng trao đổi Fulbright 2020-2021 sẽ không diễn ra tại Trung Quốc và Hồng Kông, mặc dù các ứng viên vẫn được phép nộp đơn tham gia tại các quốc gia khác.

Fulbright là một chương trình trao đổi giáo dục quốc tế được đài thọ bởi chính phủ Mỹ, nhằm “thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa công dân Mỹ và công dân các quốc gia khác. Ra đời vào năm 1946 với mục đích trao đổi văn hóa giáo dục của các quốc gia “vì hòa bình” sau Thế chiến thứ 2, hiện đã có hơn 160 quốc gia tham gia chương trình học bổng này. Được biết thỏa thuận đầu tiên của chương trình này được ký với Trung Quốc.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14.7 đã ký ban hành sắc lệnh dừng các hoạt động trao đổi với Trung Quốc, một phần trong hàng loạt biện pháp mà chính quyền Mỹ thông qua nhằm đáp trả việc Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hồng Kông.

Động thái được đưa ra vào lúc căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng, liên quan đến một loạt các vấn đề như thương mại, kỹ thuật, Hồng Kông, Tân Cương, Biển Đông... Căng thẳng này cũng đưa đến chấm dứt hoạt động của Peace Corps tại Trung Quốc. Đây là tổ chức tình nguyện của chính phủ Mỹ, cho phép sinh viên nước này đến dạy tiếng Anh tại các đại học ở Trung Quốc.

Hàng trăm người tham gia chương trình Fulbright, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đã lên tiếng chỉ trích quyết định chấm dứt chương trình của tổng thống Mỹ, nói rằng biện pháp này không mang tính xây dựng vào một thời điểm quan hệ Mỹ-Trung xuống rất thấp và có thể nguy hại tới sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.

Hiện có hơn 1.500 thành viên và cựu thành viên Fulbright ký vào một kiến nghị yêu cầu giữ nguyên chương trình, nói rằng “trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, thay vì ngưng lại, chương trình này lại càng cần thiết hơn nữa”.

Bà Rachel Wong, thuộc nhóm Fulbright Lotus ủng hộ các thành viên châu Á và người Mỹ gốc Á của chương trình, coi động thái của Washington là một đòn giáng mạnh vào các học giả và sinh viên Mỹ, Trung Quốc đại lục và cả Hồng Kông nói chung.

“Toàn bộ sứ mệnh của Fulbright xoay quanh ngoại giao văn hóa và trao đổi văn hóa, và sắc lệnh mới của chính quyền Trump đã đi ngược với điều đó”, bà Wong, người đã nhận được tài trợ bởi học bổng Fulbright để dạy tiếng Anh tại Đài Loan năm nay, cho hay.

Canaan Morse, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ) và được học bổng trao đổi Fulbright năm 2020, đã lên kế hoạch nghiên cứu cách kể chuyện truyền thống của Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết việc đình chỉ chương trình khiến ông “bực bội, tức giận và vô cùng buồn bã”. “Tôi nghĩ rằng, việc dừng chương trình này chỉ khiến quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục đi xuống”, ông nói.

James Millward, giáo sư nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tại Đại học Georgetown ở Washington (Mỹ), cho biết ông đã được trao một học bổng Fulbright vào năm 1989 để nghiên cứu tại Trung Quốc, sau đó nhờ một phần tài trợ đã giúp ông tới Tân Cương và “vạch trần” về các trại tập trung đông người mà Bắc Kinh sử dụng để “cải tạo” người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đông dân tộc thiểu số khác. Theo ông việc huy bỏ chương trình này sẽ làm tổn thương Mỹ nhiều hơn Trung Quốc, và cắt đứt một kênh quan trọng giữa các học giả Mỹ và Hồng Kông.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ngừng chương trình cấp học bổng cho sinh viên, học giả Trung Quốc và Hồng Kông