Phát biểu trong ngày đầu tiên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ đồng thời bảo vệ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi các quốc gia trong khu vực hợp tác kinh tế, ngoại giao với Washington thay vì “rước nợ” từ Bắc Kinh.

Mỹ-Trung đối đầu tại APEC 2018

Cẩm Bình | 17/11/2018, 13:25

Phát biểu trong ngày đầu tiên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ đồng thời bảo vệ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi các quốc gia trong khu vực hợp tác kinh tế, ngoại giao với Washington thay vì “rước nợ” từ Bắc Kinh.

Chủ tịch Tập phát biểu: “Thế giới hiện đang trải qua nhiều thay đổi lớn, xu hướng toàn cầu hóa phải tiếp tục, nhưng chủ nghĩa đơn phương cùng chủ nghĩa bảo hộ đang phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế. Nhân loại phải lựa chọn giữa hợp tác hay kháng cự, mở cửa để cùng có lợi hay chơi trò được mất”.

Theo Chủ tịch Tập, chủ nghĩa bảo hộ không giúp giải quyết bất cứ vấn đề gì. Các quốc gia nên tìm kiếm điểm chung và loại bỏ khác biệt, theo đuổi cùng tồn tại cũng như hợp tác chặt chẽ.

Dù bị Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc ăncắp sở hữu trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ, nhưng Chủ tịch Tập tại APEC 2018 nhấn mạnh không nên lợi dụng danh nghĩa bảo vệ sở hữu trí tuệ để gia tăng chia rẽ mà phải có một hệ thống quản trị toàn cầu. Nhà lãnh đạo cũng đảm bảo Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa thị trường, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp nước ngoài.

Chủ tịch Tập nói về BRI: “Sáng kiến này được dẫn dắt bởi sự hợp tác vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế chứ không nhằm mục đích phục vụ cho ý đồ chính trị bí mật nào. BRI cũng không gây ra thứ mà một số nước gọi là “bẫy nợ”. Đây là một dự án minh bạch giúp toàn thế giới cùng phát triển”.

Phát biểu sau đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc về những khoản vay cơ sở hạ tầng mờ ám, ép buộc chuyển giao công nghệ, lấy cắp sở hữu trí tuệ và quân sự hóa Biển Đông. Ông kêu gọi: “Đừng chấp nhận những khoản vay nước ngoài gây hại cho chủ quyền của bạn”.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tiếp tục công kích Trung Quốc tại APEC 2018 - Ảnh: Bloomberg

“Mỹ đem đến lựa chọn tốt hơn. Chúng tôi không làm cho đối tác “chết chìm trong biển nợ”. Chúng tôi không cưỡng ép, tham nhũng, xâm phạm độc lập của bạn. Mỹ làm việc cởi mở và công bằng chứ không đem đến một vành đai siết chặt hay con đường một chiều”, theo Phó tổng thống Pence.

Với lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung sẽ làm tổn thương khu vực về mặt kinh tế của vài quốc gia, ông Pence trấn an Washington đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và cuộc gặp bên lề hội nghị G.20 sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo sẽ là cơ hội tốt.

Phó tổng thống Mỹ trong bài phát biểu cũng công bố một vài sáng kiến nhằm đảm bảo cam kết khu vực của Mỹ như “Sáng kiến minh bạch Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Transparency Initiative) hay đầu tư của Exxon Mobil vào Papua New Guinea.

Cũng theo ông Pence, Washington sẽ cùng với Úc và Papua New Guinea tái phát triển căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus để bảo vệ cho chủ quyền cùng quyền tự do hàng hải của tất cả các đảo quốc ởThái Bình Dương.

Không chỉ Phó tổng thống Mỹ, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gánh nợ “không bền vững” do Trung Quốc đem lại.

Nhà lãnh đạo chính quyền Canberra bày tỏ quan điểm phản đối bảo hộ thương mại. Theo ông,“Đặt ra rào cản không phải giải pháp. Chủ nghĩa bảo hộ và đe dọa tiến hành chiến tranh thương mại không đem lại lợi ích cho ai mà còn làm suy yếu các quy tắc toàn cầu. Đàm phán mới là cách giải quyết tình trạng thương mại không công bằng. Chúng ta nên thuyết phục người dân về lợi ích mỗi nước đạt được từ thương mại tự do”.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cảnh báo Trung Quốc đừng khiến các quốc gia khu vực Thái Bình Dương “chìm trong nợ” - Ảnh: The Australian

Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lại cho rằng các quốc gia nên đánh giá lại toàn cầu hóa cũng như hội nhập kinh tế, vì chúng khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau và gia tăng bất bình đẳng.

Theo nhà lãnh đạo 93 tuổi: “Chúng ta để toàn cầu hóa cùng với hội nhập kinh tế đi quá xa trong thời đại chia rẽ này. Đã đến lúc nhận ra rằng hợp tác công bằng, thực chất hơn giữa quốc gia phát triển với quốc gia đang phát triển mới có thể giúp giải quyết vấn đề”.

Ông Mahathir Mohamad có bài phát biểu đầu tiên tại APEC sau khi đắc cử Thủ tướng Malaysia giữa năm nay - Ảnh: SCMP
Cẩm Bình (theo SCMP, Bloomberg, Australian Financial Review, ABC News, Channel News Asia)
Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ-Trung đối đầu tại APEC 2018