2022 có lẽ là năm hỗn loạn nhất mà các nhà đầu tư từng chứng kiến khi chứng khoán thế giới bị quét sạch hàng ngàn tỉ USD, thị trường trái phiếu đối mặt cơn thịnh nộ, một số đế chế tiền mã hóa sụp đổ…

Năm hỗn loạn nhất của thị trường chứng khoán công nghệ, tiền mã hóa và trái phiếu

Sơn Vân | 22/12/2022, 17:08

2022 có lẽ là năm hỗn loạn nhất mà các nhà đầu tư từng chứng kiến khi chứng khoán thế giới bị quét sạch hàng ngàn tỉ USD, thị trường trái phiếu đối mặt cơn thịnh nộ, một số đế chế tiền mã hóa sụp đổ…

Kiểm đếm các con số cuối cùng là hữu ích nhưng thậm chí không thể kể hết toàn bộ câu chuyện về năm 2022.

Thật vậy, chứng khoán toàn cầu đang giảm 14.000 tỉ USD và đang hướng đến năm tồi tệ thứ hai được ghi nhận, nhưng đã có gần 300 lần tăng lãi suất và ba đợt tăng lên trên 10% trong thời gian đó khiến cho sự biến động trở nên kỳ dị.

Nguyên nhân chính là cuộc chiến Nga - Ukraine, kết hợp với lạm phát tràn lan khi các nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi đại dịch, nhưng Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong nó.

Trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu Đức, điểm chuẩn của thị trường vay toàn cầu và tài sản truyền thống trong thời kỳ khó khăn, lần lượt mất 16% và 24% tính theo đồng USD.

Jeffery Gundlach của công ty DoubleLine Capital, được mệnh danh là “Vua trái phiếu” trên thị trường, cho biết có những thời điểm các điều kiện trở nên tồi tệ đến mức đội của ông gần như không thể giao dịch trong nhiều ngày liền.

Kịch tính xảy ra sớm khi rõ ràng rằng đại dịch sẽ không dẫn đến đóng cửa nền kinh tế toàn cầu một lần nữa và ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất thế giới - Fed (Cục dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Mỹ) nghiêm túc về việc tăng lãi suất.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 1,8% từ mức dưới 1,5%, đánh bay 5% chỉ số chứng khoán thế giới MSCI (thước đo kết quả hoạt động của thị trường cổ phiếu) chỉ trong tháng 1.

Lợi suất đó hiện ở mức 3,68%, còn chứng khoán giảm 20%, giá dầu tăng 80% trước khi lao dốc không phanh. Fed đã đưa ra mức tăng 400 điểm cơ bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng mức kỷ lục 250 điểm cơ bản, dù từng nói vào thời điểm này năm ngoái rằng nó khó có thể nhúc nhích.

Chuyển sang các thị trường mới nổi, lạm phát và các vấn đề về chính sách tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ khiến đồng lira mất giá thêm 28%, nhưng thị trường chứng khoán nước này lại hoạt động tốt nhất trên thế giới. Ai Cập bị áp lực mạnh đã phá giá đồng tiền của mình hơn 36%. Đồng Cedi của Ghana đã giảm 60% do quốc gia châu Phi cũng vỡ nợ như Sri Lanka.

Dù đã giảm mạnh so với mức cao hồi tháng 6, đồng rúp của Nga vẫn là đồng tiền hoạt động tốt thứ hai thế giới được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn của Moscow. Ban đầu đồng rúp bị ảnh hưởng nặng nề vì cuộc tấn công Ukraine từ cuối tháng 2.

Robert Alster, Giám đốc đầu tư của hãng Close Brothers Asset Management, cho biết: “Nếu bạn hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra vào năm tới, tôi thực sự không thể nói cho bạn biết”.

Giống nhiều người, Robert Alstercũng chỉ ra sự sụt giảm nghiêm trọng của đồng bảng Anh và thị trường trái phiếu Anh khi chính phủ tồn tại trong thời gian ngắn của bà Liz Truss tung ra một khoản chi tiêu hoang phí. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng vọt hơn 100 điểm cơ bản và đồng bảng Anh mất 9% chỉ trong vài ngày - những động thái có quy mô hiếm thấy ở các thị trường lớn.

Vấn đề công nghệ

Sự gia tăng lãi suất cũng đã lấy đi 3.600 tỉ USD từ những gã khổng lồ công nghệ. Cổ phiếu Meta Plaforms và Tesla đều giảm hơn 60%, trong khi cổ phiếu Google và Amazon lần lượt giảm 40% và 50%.

nam-hon-loan-nhat-cua-thi-truong-chung-khoan-cong-nghe-tien-ma-hoa-va-va-trai-phieu11.jpg
Cổ phiếu nhiều gã khổng lồ công nghệ Mỹ giảm sâu trong năm 2022

Chứng khoán Trung Quốc đã có một đợt phục hồi muộn nhờ các dấu hiệu cho thấy thời hạn áp dụng chính sách Zero COVID của nước này đã hết, nhưng vẫn giảm 25%.

Các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và bán trái phiếu cũng sụt giảm ở hầu hết mọi nơi ngoại trừ Trung Đông, trong khi hàng hóa là loại tài sản hoạt động tốt nhất trong năm thứ hai liên tiếp. Khí đốt tự nhiên tăng hơn 50% là mức tăng tổng thể tốt nhất trong nhóm đó, dù phần lớn là do chiến tranh ở Ukraine khiến giá tăng 140% tại một thời điểm.

Thị trường tiền mã hóa thậm chí còn hỗn loạn hơn. Trong năm 2022, Bitcoin (tiền mã hóa lớn nhất) mất 60% giá trị và hiện được giao dịch ở mức 16.852 USD. Trong khi thị trường tiền mã hóa rộng lớn hơn bốc hơi 1.400 tỉ USD, ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của công ty cho vay tiền số Celsius, stablecoin terraUSD và Luna, sàn giao dịch tiền mã hóa FTX (của Sam Bankman-Fried).

Bitcoin lập đỉnh 69.000 USD vào tháng 11.2021 khi thị trường tiền mã hóa chạm mốc 3.000 tỉ USD nhờ vào các gói kích thích tài khóa và tiền tệ từ nhiều nước trên thế giới. Song khi toàn cầu mở cửa trở lại, lãi suất tăng vọt buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt lãi suất, khiến nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi những tài sản rủi ro như cổ phiếu công nghệ và tiền số.

Theo dữ liệu từ CoinShares, dòng vốn chảy vào các quỹ tiền mã hóa vỏn vẹn 498 triệu USD trong 2022 so với 9,1 tỉ USD năm 2021, cho thấy thị trường tiền số bị xa lánh đến mức nào.

Theo James Malcolm, chuyên gia thuộc Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), nếu như nửa đầu năm ông dành 70% thời gian để trao đổi với khách hàng về tiền mã hóa, nhưng trong 10 ngày của tháng 11, tỷ lệ chỉ còn chưa đầy 2%.

Dù vậy, thị trường tiền mã hóa cũng có vài điểm sáng, chẳng hạn blockchain Ethereum đã hoàn tất bản nâng cấp Merge, thay đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS) tiết kiệm năng lượng hơn.

Anthony Georgiades, đồng sáng lập blockchain Pastel Network, nhận xét đây là bước tiến kỹ thuật giúp hệ sinh thái Ethereum dễ sử dụng hơn với nhiều người trên thế giới. Vì vậy, ông vẫn tỏ ra lạc quan với tiền số vào năm 2023. Với Ben McMillan, Giám đốc đầu tư hãng IDX Digital Assets, sự phổ biến của các công cụ dựa trên blockchain như sàn giao dịch phi tập trung, tài chính phi tập trung cũng là bước tiến quan trọng của năm nay.

Stefan Gerlach, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng đầu tư quốc tế EFG (Thụy Sĩ) và cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland, cho biết: “Những gì đã xảy ra trên thị trường toàn cầu trong năm nay thật là đau thương. Thế nhưng, nếu các ngân hàng trung ương không đánh giá thấp sự gia tăng lạm phát quá mạnh và phải tăng lãi suất thì nó đã không thảm khốc như vậy".

Bài liên quan
Elon Musk đã đúng khi từ chối 3 tỉ USD đầu tư mua Twitter của nhà sáng lập FTX
Elon Musk có bình luận đáng chú ý liên quan đến Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa FTX.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm hỗn loạn nhất của thị trường chứng khoán công nghệ, tiền mã hóa và trái phiếu