Tên lửa đẩy bằng hạt nhân nhiệt do NASA cùng DARPA thiết kế có thể đưa các nhà phi hành lên hành tinh đỏ.

NASA sẽ thử nghiệm động cơ hạt nhân nhiệt để đưa người lên sao Hỏa

Bảo Vĩnh (theo DW) | 26/01/2023, 16:00

Tên lửa đẩy bằng hạt nhân nhiệt do NASA cùng DARPA thiết kế có thể đưa các nhà phi hành lên hành tinh đỏ.

Dự kiến tên lửa này sẽ được phóng thử nghiệm từ năm 2027, theo tuyên bố của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và đối tác thực hiện dự án là Cơ quan Chỉ đạo các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA).

Giám đốc NASA Bill Nelson nói nhờ công nghệ hạt nhân nhiệt (NTP), tàu vũ trụ sẽ bay nhanh hơn vào không gian và là khả năng lớn để chuẩn bị cho các chuyến bay đưa người lên sao Hỏa.

ntp.jpg
Mô phỏng tàu vũ trụ dùng công nghệ NTP để lên Mặt trăng - Ảnh: DARPA

Một chuyến bay sử dụng động cơ NTP từ Trái đất lên hành tinh đỏ (và trở về) có thể chỉ mất 4 tháng so với hành trình mất 9 tháng nếu dùng tàu vũ trụ sử dụng động cơ hóa học hiện nay, theo các kỹ sư NASA.

Chuyến bay càng dài thì các nhà phi hành càng phải tiếp xúc lâu với bức xạ vũ trụ, nên việc tạo ra động cơ đẩy mới hiệu quả hơn sẽ giúp rút ngắn thời gian bay.

Hệ thống đẩy NTP sử dụng nhiên liệu uranium làm giàu thấp (HALEU) không chỉ rút ngắn thời gian bay lên sao Hỏa, mà còn có khả năng vận hành bền bỉ hơn, an toàn hơn nhiều lần so với các công nghệ hiện có.

DARPA có kế hoạch thiết kế hệ thống NPT sao cho phản ứng phân hạch của động cơ sẽ chỉ được kích hoạt khi nó đến không gian, như một biện pháp phòng ngừa bổ sung.

Điều NASA - DARPA cần làm là tạo ra một lò phản ứng đủ nhẹ và an toàn để sử dụng bên ngoài bầu khí quyển Trái đất, nếu tàu vũ trụ có chở người. Yếu tố cốt lõi là lợi dụng sức nóng cực lớn - do lò phản ứng NTP tạo ra - để đẩy tên lửa với tốc độ siêu nhanh, và khả năng hoạt động bền bỉ, đem lại sự an toàn cho người lên sao Hỏa.

50 năm trước, NASA đã từ bỏ công nghệ NTP vì thiếu kinh phí và thay đổi ưu tiên phát triển động cơ tên lửa hóa học cho chương trình Apollo.

Năm 2022, NASA đã thử nghiệm thành công tàu vũ trụ thế hệ mới Artemis, bước đầu tiên để đưa người trở lại Mặt trăng và sau đó là đến sao Hỏa. Nhưng trước tiên, động cơ NTP sẽ được thử nghiệm trên một tàu vũ trụ thử nghiệm của DARPA và theo kế hoạch của Lực lượng Không gian Mỹ. 

Bà Tabitha Dodson của DARPA cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành một số thử nghiệm với lò phản ứng ở các mức năng lượng khác nhau khi ở trong không gian, gửi kết quả về cho những người điều hành trên Trái đất, trước khi thực hiện thử nghiệm động cơ tên lửa toàn năng từ xa.

Trong khi đó, NASA sẽ tiếp tục chương trình Artemis, dự kiến đưa người bay quanh Mặt trăng trong năm 2023, trước khi thực hiện cuộc đổ bộ “của nữ phi hành đầu tiên và nam phi hành gia kế tiếp lên Mặt trăng vào năm 2024”.

NASA tin rằng họ có thể đưa người lên sao Hỏa từ cuối những năm 2030.

Bài liên quan
Tàu vũ trụ Orion của NASA lần đầu nhìn thấy Mặt trăng
Tàu vũ trụ Orion của NASA hiện đã đi được nửa chặng đường tới Mặt trăng để thực hiện sứ mệnh Artemis 1 kéo dài 25 ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA sẽ thử nghiệm động cơ hạt nhân nhiệt để đưa người lên sao Hỏa