Theo một cuộc điều tra gần đây của truyền thông Trung Quốc, ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong một cuộc tranh chấp khu vực đánh bắt cá vào năm 2015, cho thấy sự gia tăng căng thẳng trên tại các vùng biển của Trung Quốc khi ngư dân bất chấp tính mạng để tranh giành những khu vực có nhiều cá.

Ngư dân Trung Quốc 'nồi da nấu thịt' vì tranh chấp ngư trường

Hàn Giang | 13/09/2016, 06:38

Theo một cuộc điều tra gần đây của truyền thông Trung Quốc, ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong một cuộc tranh chấp khu vực đánh bắt cá vào năm 2015, cho thấy sự gia tăng căng thẳng trên tại các vùng biển của Trung Quốc khi ngư dân bất chấp tính mạng để tranh giành những khu vực có nhiều cá.

Báo South China Morning Post cho biết các ngư dân thuộc tỉnh Hà Bắc đã tham gia vào một cuộc tranh chấp với những ngư dân đến từ tỉnh Sơn Đông gần kề sau khi hai bên cùng đánh bắt cá tại một vị trí trên biển Bột Hải vào tháng 10.2015. Một chiếc thuyền bằng gỗ chở 16 ngư dân trong đội tàu Hà Bắc đã lật úp sau khi bị tấn công bởi một tàu thép thuộc các đội tàu khác.

Trong số 16 thành viên trên tàu, 10 người người đã thiệt mạng và hai người khác vẫn đang mất tích. Thuyền trưởng tàu thép Xiang Aimin nói với cảnh sát rằng đội tàu của ông đã đi vào vùng đánh bắt của các đội tàu khác khi vùng biển ngoài khơi tỉnh Sơn Đông không có nhiều khu vực phù hợp cho việc đánh bắt.

Cảnh sát cho biết ông Aimin và các thủy thủ khác trên tàu của mình sẽ đối mặt với cáo buộc giết người, trong khi 2 người trên một chiếc tàu khác sẽ bị phạt do liên quan đến vụ tấn công cá thuộc tỉnh Hà Bắc. Chi Lixia, em gái của thuyền trưởng Chi Xinghai đã thiệt mạng trong vụ việc, cho biết các tàu bằng thép từ một số tỉnh khác xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu vực đánh bắt của ngư dân tỉnh Hà Bắc trên biển Bột Hải.

“Trong quá khứ, chúng tôi ít khi nhìn thấy hoặc gắp rắc rối với các tàu cá từ tỉnh Sơn Đông”, cô Chi nói với phương tiện truyền thông địa phương.

Các vụ án hình sự liên quan đến ngư dân đang gia tăng ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, khi việc đánh bắt quá mức trong nhiều năm qua và ô nhiễm đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển. Trong một cuộc xung đột khác vào năm 2010, ngư dân trong vùng biển Bột Hải đã ném đá và các công cụ vào nhau để xua đuổi các đội tàu khác. Hơn 250 người và 48 tàu cá liên quan đến vụ việc.

Tháng 7.2016, 6 ngư dân ở tỉnh Chiết Giang đã bị bắt vì ném đá vào một tàu tuần tra sau khi họ bị phát hiện đánh bắt cá trong vùng biển cấm. Các cuộc tranh chấp buộc nhiều tàu cá phải di chuyển đến những vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước để phục vụ cho việc đánh bắt, một số tàu thậm chí có đi vào các vùng biển ở Ấn Độ Dương.

Nhiều nước đã bắt giữ các tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của mình, dẫn đến những căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốcvới các nước láng giềng. Trong tháng 6.2016, Indonesia đã bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc cùng 7 thủy thủ đoàn khi họ đánh bắt trong vùng biển của Indonesia ở Biển Đông. Hàn Quốc cũng có những cáo buộc cho thấy tàu cá Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động tại vùng biển của nước này.

Chính phủ Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ nỗ lực bảo vệ nguồn tài nguyên cá bằng cách áp đặt lệnh môt số lệnh cấm và giảm kích cỡ các đội tàu đánh bắt.

Hàn Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngư dân Trung Quốc 'nồi da nấu thịt' vì tranh chấp ngư trường