“Chúng tôi đề nghị ông Vũ Huy Hoàng lý giải vì sao không niêm yết cổ phần của Sabeco để công khai, minh bạch hơn trong khi kinh doanh thua lỗ gây mất lòng tin của nhiều cổ đông? Hành động trốn tránh niêm yết đó làm cho hàng nghìn người thua lỗ và Chính phủ mất nhiều tiền”, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nói với báo điện tử Một Thế Giới.

Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần lý giải việc trốn tránh niêm yết Sabeco

Trí Lâm | 15/06/2016, 13:07

“Chúng tôi đề nghị ông Vũ Huy Hoàng lý giải vì sao không niêm yết cổ phần của Sabeco để công khai, minh bạch hơn trong khi kinh doanh thua lỗ gây mất lòng tin của nhiều cổ đông? Hành động trốn tránh niêm yết đó làm cho hàng nghìn người thua lỗ và Chính phủ mất nhiều tiền”, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nói với báo điện tử Một Thế Giới.

Trốn tránh niêm yết Sabeco gây thiệt hại hàng nghìn tỉ

Liên quan đến việc Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có thư gửi nguyênBộ trưởng Bộ Công thươngVũ Huy Hoàng về vấn đềnhân sự tại Công ty cổ phần rượu, bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Nguyễn Hoàng Hải,Phó chủ tịch VAFI chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới rằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng có một số sai lầm cần phải lý giải rõ ràng.

Cụ thể, ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằngvề mặt quản lý vốn Nhà nước thì ông Vũ Huy Hoàng cần giải thích rõ việc chậm chạp chuyển vốn sau cổ phần hóavề Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Ông Hải nói, theo quy định thì sau cổ phần hóa là phải chuyển phần vốn nhà nướcvề SCICquản lý. Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa thời Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng được bàn giao nhưng thời ông Vũ Huy Hoàng thì việc này diễn ra rất chậm chạp.

“Nếu bàn giao về sớm thì làm gì có chuyện bổ nhiệm thư ký với con của mình về làm lãnh đạo tại Công ty cổ phần rượu, bia,nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)gây ra nhiều bức xúc”,ông Hải nói.

Ngoài ra, ông Hải còn đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải tại sao trốn tránh việc niêm yết Sabeco. Hành động trốn tránh niêm yết đó làm cho hàng nghìn người thua lỗ và Chính phủ mất nhiều tiền.

“Chúng tôi cũng đề nghị ông Vũ Huy Hoàng lý giải vì sao không niêm yết cổ phần của Sabeco để công khai, minh bạch hơn trong khi kinh doanh thua lỗ gây mất lòng tin của nhiều cổ đông? Nếu Vũ Quang Hải mà có trách nhiệm thì tại sao không đề nghị với bố là Bộ trưởng chỉ đạo niêm yết để khỏi thất thoát tiền của Nhà nước?”,ông Nguyễn Hoàng Hải đặt nghi vấn.

Được biết, năm 2015, Bộ Công thương là một trong những đơn vị chậm chạp nhất về công tác cổ phần hóa, chỉ cổ phần hóa được 2 trong số 12 doanh nghiệp được giao.

Liên quan đến nội dung gửi Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, VAFI cho rằng vị lãnh đạo này là người được giao quản lý đơn vị trên nhưng không thực hiện việc bàn giao vốn nhà nướcvề SCIC theo quy định, đồng thời cũng là người ký quyết định điều động ông Vũ Quang Hải về Sabeco. Do vậy, VAFI đề nghị Thứ trưởng lên tiếng về quyết định của mình.

Bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải về Sabeco là bất thường

Về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải về Sabeco, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch HĐQT của Sabeco lúc ấy là ông Phan Đăng Tuất,nguyên là cán bộ tại Bộ Công thương được ông Vũ Huy Hoàng đưa về làm Chủ tịch HĐQT Sabeco. Văn bản của Sabeco nói là xin ông Vũ Quang Hải về Sabeco thực chất chỉlà ý kiến của ông Tuất chứ không phải trêndanh nghĩa Sabeco.

“Ông Vũ Huy Hoàng,nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm ông Tuất, ông Tuất lại xin cho con ông Hoàngvề đó thì cũng là dễ hiểu”,ông Hải nói.

Tuy nhiên, theo ông Hải, vấn đề quan trọng ở đây là việc đề nghị bổ nhiệm mang tính chất bất thường.

“Thành tích của ông Vũ Quang Hải là gì mà lại được bổ nhiệm? Để mà được bổ nhiệm chức danh cấp cao trong một công ty lớn như Sabeco thì cần phải làngười có năng lực và kinh nghiệm, có thành tích chứ như ông Vũ Quang Hải thì đâu có thành tích thực tế gì?”,ông Hải đặt câu hỏi.

Ông Hải dẫn ra, trong 2 năm ông Hải điều hành Công ty CP Đầu tư tài chính công đoàn Dầu khí (PVFI) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thì đã khiến công ty vốn 300 tỉ đồng này thua lỗ tổng cộng 220 tỉ đồng .

Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng cho biết, PVFI có truyền thống bưng bít thông tin. Đây là công ty đại chúng nên phải có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán, nhưng mà đểtìm những báo cáo tài chính, thông tin định kỳ của công ty này rất khó khăn.

Do đó, theo ông Hải, lãnh đạo của công ty này cần phải chịu xử phạt bởi đã vi phạm trầm trọng quy định công bố thông tin.

“Chúng tôi cũng không hiểu vì sao công ty này phải bưng bít thông tin. Những thông tin mà ông Vũ Quang Hải nói ra gần đây về việc giảm lỗ, tức là các khoản lỗ đó không phải do ông Hải gây ra mà ông Hải chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó thì chúng tôi mới được biết chứ trước đó không biết”,ông Nguyễn Hoàng Hải nói.

Vì bưng bít thông tin nên người ta mớichỉ racon số lỗ 220 tỉ là tại thời của ông Vũ Quang Hải gây ra lỗ. Nếu trong sáng, sao anh không công khai thông tin?

Vì sao đợi đếnkhi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nghỉ hưu mới kiến nghị?

Lý giải về việc phải đợi đến khi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nghỉ hưu, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) mới đưa ra bản kiến nghị, ông Nguyễn Hoàng Hảicho biết, VAFI từng có nhiều lần gửi văn bản chất vấn ông Vũ Huy Hoàngvề những vấn đề này.

Theo ông Hải, tính đến nay, VAFI đã 4 lần gửivăn bản, trong đó có cả văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khi ông nàyvừa nhậm chức. Tuy nhiên, VAFI không nhận được bất kỳ văn bản trả lời nào từ các đơn vị này.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, tổ chức này hoạt động phi lợi nhuận,không hề có hiềm khích gì với nguyên Bộ trưởng.

“Chúng tôi không phải cơ quan thanh tra, làm việc này cũng không có lợi ích gì, đến bây giờ mới công bố vì còn phải thu thập thêm chứng cứ”, ông Hải nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần lý giải việc trốn tránh niêm yết Sabeco