Theo Bloomberg, Nhật Bản vẫn đang lấn lướt trong cuộc đua xây dựng cơ sở hạ tầng Đông Nam Á trước Trung Quốc, với các dự án đang chờ xử lý có giá trị gần gấp rưỡi so với đối thủ.
Các dự án được Nhật Bản hậu thuẫn tại 6nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - được định giá 367 tỉ USD, theo số liệu mới nhất của Fitch Solutions. Trong khi đó, tổng giá trị các dự án của Trung Quốc tại Đông Nam Á là 255 tỉ USD.
Cả hai đều chú trọngđầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và Indonesia.Số lượng dự án do Nhậtthực hiện tại VN lên tới 74 cònTrung Quốc thực hiện 25dự án. Xét về giá trị, các dự án cơ sở hạ tầng mà Nhật Bản xây dựng ở Việt Nam được định giá tới 208,657 tỉ USD còn giá trị các dự án của Trung Quốc chỉ đạt 69,801 tỉ USD.Trong khi đó, Indonesia là nguồn hút đầu tưchính từ Trung Quốc, chiếm 93 tỉUSD, tương đương 36%. Dự án có giá thành cao nhất là nhà máy thủy điện sông Kayan tại Indonesia, trị giá 17,8 tỉ USD.
Theo Fitch Solutions nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á đang tăng mạnh và Nhật Bản cùng Trung Quốc vẫn là hai nước đầu tư chính. Ngân hàng Phát triển châu Á đã ước tính rằng các nền kinh tế của Đông Nam Á sẽ cần 210 tỉ USD mỗi năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2030, chỉ để theo kịp đà tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Các số liệu mới nhất của Fitch, chỉ tính các dự án đang chờ chủ trương đầu tư, tức những dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch, nghiên cứu khả thi, đấu thầu và hiện đang được xây dựng.
Trước đó, Dữ liệu Fitch vào tháng 2.2018 cho thấy mức đầu tư của Nhật Bản vào cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á ở mức 230 tỉ USD và của Trung Quốc là 155 tỉ USD. Như vậy, trong hơn một năm qua, số lượng các dự án cơ sở hạ tầng mà hai nước này đầu tư vào khu vực Đông Nam Á đều tăng mạnh, với tốc độ tăng nhanh hơn thuộc về Nhật.
Trên khắp Đông Nam Á và theo số lượng dự án, Nhật Bản cũng thắng thế, dù với một tỷ lệ nhỏ hơn với 240 dự án cơ sở hạ tầng có sự ủng hộ của Nhật Bản, so với 210 đối với Trung Quốc ở cả 10 nền kinh tế Đông Nam Á.
Ái Vi (theo Bloomberg)