Bóng đá châu Á tiếp tục tạo thêm địa chấn tại World Cup 2022 khi Nhật thực hiện cú lội ngược dòng ngoạn mục trước một tượng đài bóng đá thế giới là Đức.

Nhật học Đức để thắng Đức, bóng đá Việt Nam cần học ai?

Đặng Hoàng | 24/11/2022, 06:35

Bóng đá châu Á tiếp tục tạo thêm địa chấn tại World Cup 2022 khi Nhật thực hiện cú lội ngược dòng ngoạn mục trước một tượng đài bóng đá thế giới là Đức.

Cũng giống như Ả Rập Saudi bị dẫn trước trong hiệp 1 bởi một quả phạt đền, Nhật đã vùng lên trong hiệp 2 để tạo ra cuộc lật đổ.

Tôi tin cú lội dòng của Nhật ấn tượng hơn vì trận trước, Argentina có vẻ rất chủ quan, họ chỉ thật sự tăng tốc khi bị Ả Rập Saudi gỡ hòa. Ngược lại, hệ số cảnh báo của đội Đức trong trận gặp Nhật được đặt cao hơn không chỉ vì nhìn vào tấm gương Argentina mà còn vì chính họ bị loại tại World Cup 2018 do để thua một đội châu Á là Hàn Quốc.

Thế nhưng, cỗ xe tăng vẫn bị đánh đứt xích!

Và chiến thắng của Nhật cũng giúp cho quy luật bắc cầu mà tôi có nhắc trong bài trước là "trước một Ả Rập Saudi mà Việt Nam đã chơi rất hay khi có đủ 11 người thì chúng ta có thể tin tưởng trong tương lai các cầu thủ Việt Nam có thể tạo ra những trận cầu hay ở sân chơi thế giới". Vì vậy với một Nhật Bản chơi cũng rất hay thì Việt Nam sẽ cảm thấy mình có cơ hội tiếp cận những trận cầu đỉnh cao thế giới.

Trước khi gặp Đức thì trận chính thức gần nhất của Nhật là khi nào? Chính là trận tiếp Việt Nam tại Saitama trong lượt cuối vòng loại World Cup. Đó là trận mà Việt Nam đã dẫn trước 1 bàn trong hiệp 1 như Đức đã làm và sau đó trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1-1. Cũng phải nói thêm là từ 2019, Nhật đã gặp Việt Nam 3 trận. Tại tứ kết Asian Cup 2019, Nhật vất vả mới thắng Việt Nam 1-0 nhờ bàn thắng trên chấm phạt đền. Trận hai đội gặp tại Hà Nội cách đây 1 năm, Nhật cũng chỉ thắng 1-0. Trong cả 3 trận gặp thầy trò nhà Park Hang Seo, Nhật chỉ ghi mỗi trận đúng 1 bàn. Nói vậy để thấy các cầu thủ Việt Nam đã không còn tâm lý tự ti khi gặp Nhật như quá khứ nữa.

Tương tự, các cầu thủ Nhật cũng không còn tự ti chút nào khi gặp Đức. Đó là nhờ các cầu thủ đang chơi tại Đức tràn ngập đội hình Nhật. Trong số 26 cầu thủ Nhật dự World Cup có đến 8 người chơi bóng tại Bundesliga, đông đảo nhất hơn cả lực lượng đang chơi tại J-League chỉ có 7 người. Và những người Nhật ăn lương Đức đã lên tiếng ở trận này.

Cầu thủ gỡ hoà 1-1 cho Nhật Bản phút 75 là Ritsu Doan đang đá cho Freiburg. Phút 83, Takuma Asano  ghi bàn ấn định thắng lợi 2-1 cho Nhật Bản. Thật đau cho người hâm mộ Đức khi Asano đang chơi cho Bochum. Thậm chí cầu thủ kiến tạo bàn thắng cho Asano là hậu vệ Ko Itakura cũng đang chơi cho M'Gladbach.

Rõ ràng lời HLV Hajime Moriyasu nói trước trận rằng "Nhật Bản học Đức để thành công" không hề ngoại giao mà là một thực tế. Cách học của người Nhật rất hay và đáng để người Việt Nam học theo... người Nhật. Từ đây, tôi nghĩ rằng những người làm bóng đá cần có tầm nhìn xa trong việc tiếp cận nền bóng đá.

Tôi rất tâm đắc với cách làm của Bầu Đức. Cách đây hơn 1 tháng thôi, phái đoàn của CLB Cerezo Osaka do Phó Chủ tịch Miyajima dẫn đầu đã có chuyến thăm đại bản doanh của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai để bàn chuyện hợp tác giữa 2 câu lạc bộ trong tương lai. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã cùng Cerezo Osaka trao đổi về những định hướng hợp tác phát triển giữa đôi bên.

bauduc.jpeg

Trước đây, các ngôi sao của HAGL như Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường từng xuất ngoại sang Nhật và Hàn thi đấu nhưng chưa có được thành công như mong muốn. Nhưng vạn sự khởi đầu nan và ta không chỉ vì một vài kết quả ban đầu không như ý “trong hiệp 1” để buông bỏ mà phải nỗ lực lao lên “trong hiệp 2”. Nếu nghĩ như vậy thì Nhật không bao giờ thắng ngược được Đức.

Học tập bóng đá Nhật thì trước hết phải học tinh thần dám dấn thân, không nản chí khi gặp khó khăn. Nếu sự hợp tác giữa 2 đội HAGL và Cerezo Osaka diễn ra suôn sẻ tốt đẹp, người hâm mộ bóng đá Việt Nam, đặc biệt là các cổ động viên của đội bóng phố Núi có thể sẽ chứng kiến vài cầu thủ trẻ sáng giá của họ được sang Nhật Bản thi đấu. Đó sẽ là những bước đầu tiên để mơ đến những bước cao hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
30 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật học Đức để thắng Đức, bóng đá Việt Nam cần học ai?