Biến thể Delta lây lan nhanh cùng sự gia tăng ca mắc COVID-19 ở Israel khiến Thủ tướng Naftali Bennett phải áp dụng lại một số hạn chế và thay đổi chiến lược.

Nước triển khai tiêm vắc xin nhanh nhất đổi chiến lược chống COVID-19 khi biến thể Delta đe dọa

Nhân Hoàng | 13/07/2021, 22:01

Biến thể Delta lây lan nhanh cùng sự gia tăng ca mắc COVID-19 ở Israel khiến Thủ tướng Naftali Bennett phải áp dụng lại một số hạn chế và thay đổi chiến lược.

Bốn tuần trước, Israel đã ăn mừng sự trở lại cuộc sống bình thường trong trận chiến với COVID-19.

Sau một đợt tiêm chủng nhanh chóng giúp giảm thiểu ca bệnh và tử vong do COVID-19, người Israel đã ngừng đeo khẩu trang và từ bỏ mọi quy tắc giãn cách xã hội.

Sau đó, biến thể Delta dễ lây lan hơn xuất hiện cùng sự gia tăng trong các ca mắc COVID-19 đã buộc Thủ tướng Naftali Bennett phải áp dụng lại một số hạn chế và thay đổi chiến lược.

Theo cái mà ông gọi là chính sách "đàn áp mềm", chính phủ muốn người Israel học cách sống chung với COVID-19 - liên quan đến những hạn chế ít nhất có thể và tránh một cuộc phong tỏa quốc gia lần thứ tư có thể gây tổn hại thêm cho nền kinh tế.

Hầu hết những người Israel trong nhóm nguy cơ hiện đã được tiêm vắc xin chống lại COVID-19.

"Thực hiện chiến lược sẽ kéo theo những rủi ro nhất định nhưng xét tổng thể, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, đây là sự cân bằng cần thiết", Thủ tướng Naftali Bennett nói vào tuần trước.

Việc triển khai sẽ bao gồm việc giám sát nhiễm trùng, khuyến khích tiêm chủng, xét nghiệm nhanh và các chiến dịch thông tin về khẩu trang.

Chiến lược này đã được so sánh với các kế hoạch của chính phủ Anh nhằm mở cửa nền kinh tế Anh khỏi tình trạng bế tắc, mặc dù Israel đang trong quá trình khôi phục một số hạn chế trong khi Anh đang dỡ bỏ các hạn chế.

Các hạn chế đã được khôi phục bao gồm việc bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà và cách ly với tất cả những người đến Israel.

nuoc-trien-khai-tiem-vac-xin-nhanh-nhat-doi-chien-luoc-chong-covid-19.jpg
Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng lưu động hôm 6.7
khi Israel tiếp tục chiến đấu chống lại sự lây lan của biến thể Delta ở thủ đô Tel Aviv, Israel
nuoc-trien-khai-tiem-vac-xin-nhanh-nhat-doi-chien-luoc-chong-covid-191.jpg
Du khách đeo khẩu trang di chuyển  hành lý tại ga đến tại Sân bay Quốc tế Ben Gurion của Israel hôm 8.7 trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh

Chiến lược của Thủ tướng Naftali Bennett cũng như chính phủ Anh đã bị một số nhà khoa học nghi ngờ.

Sharon Alroy-Preis, người đứng đầu bộ phận y tế công cộng của Bộ Y tế Israel, nói với Kan Radio hôm 11.7 rằng Bộ Y tế có thể thúc đẩy sự gia tăng các ca COVID-19.

Bà Sharon Alroy-Preis nói: “Có thể sẽ không có sự gia tăng lớn về số người bị bệnh nặng nhưng cái giá phải trả của việc mắc sai lầm như vậy là điều khiến chúng tôi lo lắng”.

Thế nhưng, nhiều nhà khoa học khác ủng hộ chiến lược của Thủ tướng Naftali Bennett.

"Tôi rất ủng hộ cách tiếp cận của Israel", Nadav Davidovitch, Giám đốc trường y tế công cộng tại Đại học Ben Gurion của Israel, cho biết đây là "con đường vàng" giữa việc Anh nới lỏng các hạn chế và các quốc gia như Úc đang thực hiện đường cứng hơn.

'COVID-19 không dừng lại'

Đợt phong tỏa cuối cùng của Israel đã được thực thi vào tháng 12, khoảng một tuần sau khi bắt đầu chương trình tiêm chủng nhanh nhất thế giới.

Các ca mắc COVID-19 mới hàng ngày đang ở mức khoảng 450. Biến thể Delta, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, hiện chiếm khoảng 90% các trường hợp.

"Chúng tôi ước tính rằng chúng tôi sẽ gặp các đợt cao ca bệnh nặng như các đợt trước. Nhưng nếu chúng tôi thấy rằng số lượng và tỷ lệ gia tăng các ca bệnh nặng đang gây nguy hiểm cho hệ thống (y tế) thì chúng tôi sẽ phải thực hiện các bước tiếp theo", Tổng giám đốc Bộ Y tế Israel, Nachman Ash, cho biết vào tuần trước.

Khoảng 60% dân số 9,3 triệu dân Israel đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Pfizer (Mỹ) - BioNtech (Đức). Hôm 11.7, chính phủ bắt đầu tiêm liều thứ ba cho những người có hệ miễn dịch bị tổn hại.

Ran Balicer, Chủ tịch hội đồng chuyên gia của chính phủ về COVID-19, cho biết trung bình Israel có khoảng 5 ca mắc COVID-19 nghiêm trọng và một trường hợp tử vong mỗi ngày trong tuần trước, sau hai tuần không có ca chết nào liên quan đến COVID-19.

Ghi nhận tác động của biến thể Delta, ông cho biết ban hội thẩm đang khuyên nên thận trọng với việc loại bỏ các hạn chế.

Ran Balicer nói: “Chúng tôi không có đủ dữ liệu từ đợt bùng phát tại địa phương của chúng tôi để có thể dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi bỏ qua”.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả của vắc xin Pfizer - BioNTech cao nhưng thấp hơn khi bảo vệ trước biến thể Delta so với các chủng coronavirus khác.

Trước những lời chỉ trích từ một số nhà khoa học, Pfizer và BioNTech cho biết sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu cho phép tiêm mũi tăng cường thứ 3 để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm gia tăng trong 6 tháng sau khi tiêm 2 liều.

Israel không vội vàng phê duyệt các đợt tiêm tăng cường công khai, nói rằng chưa có dữ liệu rõ ràng cho thấy chúng là cần thiết. Israel chỉ cung cấp sự chấp thuận cho những người có hệ thống miễn dịch yếu trong từng trường hợp cụ thể.

Các nhà chức trách cũng đang cân nhắc việc cho phép trẻ em dưới 12 tuổi tiêm vắc xin này trong từng trường hợp cụ thể nếu chúng gặp phải tình trạng sức khỏe có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu mắc COVID-19.

Nachman Ash cho biết chỉ có vài trăm trong số 5,5 triệu người được tiêm vắc xin ở Israel mắc COVID-19.

Trước khi biến thể Delta xuất hiện, Israel đã ước tính 75% dân số cần được tiêm vắc xin để đạt được miễn dịch cộng đồng - mức độ mà dân số được chủng ngừa đủ để có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách hiệu quả. Ngưỡng ước tính hiện là 80%.

"Vi rút sẽ không dừng lại. Nó đang phát triển, đó là bản chất của nó. Nhưng bản chất của chúng ta là tồn tại", Tiến sĩ Gadi Segal, Trưởng khoa coronavirus tại Trung tâm Y tế Sheba gần thủ đô Tel Aviv (Israel), cho biết.

Bài liên quan
40-50% người nhiễm biến thể Delta ở Israel đã  tiêm vắc xin, WHO ra khuyến cáo
WHO khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang vì sự lây lan của biến thể Delta.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước triển khai tiêm vắc xin nhanh nhất đổi chiến lược chống COVID-19 khi biến thể Delta đe dọa