Gián biển Bathynomus raksasa sống ở đáy Ấn Độ Dương phát triển tới kích thước khổng lồ do ít động vật ăn thịt và môi trường lạnh dưới biển sâu.

Phát hiện gián biển khổng lồ dài gần một mét ở Indonesia

18/07/2020, 09:08

Gián biển Bathynomus raksasa sống ở đáy Ấn Độ Dương phát triển tới kích thước khổng lồ do ít động vật ăn thịt và môi trường lạnh dưới biển sâu.

Gián biển Bathynomus raksasa có chiều dài lên đến 50 cm - Ảnh: Mashable

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia Singapore vừa công bố loài sinh vật biển mới gọi là Bathynomus raksasa, thuộc chi chân giống khổng lồ (Bathynomus), bộ chân đều (Isopoda). Đó là một sinh vật 14 chân thường ăn xác động vật biển đã chết dưới đáy đại dương. Chúng còn được gọi là gián biển vì có nhiều nét tương đồng với loài côn trùng luôn ẩn nấp trong nhà.

Đây là kết quả từ chuyến khảo sát biển sâu ngoài khơi tỉnh Banten ở cực Tây đảo Java, Indonesia vào năm 2018. Với sự cộng tác từ Viện Khoa học Indonesia, nhóm nghiên cứu đã thu thập hàng nghìn sinh vật trên khắp 63 khu vực khảo sát trong 2 tuần. Phần lớn khảo sát được tiến hành ở độ sâu khoảng 800 m, mẫu vật sâu nhất được lấy ở 2.100 m dưới mặt biển.

Bathynomus raksasa thuộc chi chân giống khổng lồ, chi giáp xác lớn nhất trong bộ Chân đều. Dù có hình dáng giống gián và mối trên cạn, chúng có họ hàng gần với những loài động vật biển khác như cua và tôm hơn.

Phần lớn loài chân giống thường dài khoảng 33 cm, nhưng một số loài như Bathynomus raksasa có thể dài tới hơn 50 cm do ít gặp động vật săn mồi và môi trường lạnh dưới biển sâu. Giống như gián trên mặt đất, những con gián biển này có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần thức ăn.

Trong cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy hơn 12.000 sinh vật biển sâu, thuộc hơn 800 loại khác nhau đến từ 200 họ bọt biển, sứa, động vật thân mềm, sao biển, nhím, giun, tôm, cua, cá và 12 loài chưa được biết tới trước đây.

Dù tìm thấy rất nhiều sinh vật mới nhưng sau 2 năm từ cuộc khảo sát, loài Bathynomus raksasa mới được công bố chính thức. Theo nhà nghiên cứu Cahyo Rahmadi ở Viện Khoa học Indonesia, phát hiện mới cho thấy tiềm năng đa dạng sinh thái của Indonesia vẫn chưa được khám phá hết.

Long Hải (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện gián biển khổng lồ dài gần một mét ở Indonesia