Rocket Lab mới đây đã phóng thành công 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo. Chín trong số đó là các vệ tinh SuperDove do công ty Planet chế tạo.

Rocket Lab phóng 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo

Long Hải | 29/10/2020, 12:35

Rocket Lab mới đây đã phóng thành công 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo. Chín trong số đó là các vệ tinh SuperDove do công ty Planet chế tạo.

rocket-lab.jpg
Rocket Lab đã phóng thành công 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo - Ảnh: Rocket Lab

Các vệ tinh đã cất cánh trên đầu tên lửa 2 tầng Electron của công ty hàng không vũ trụ Mỹ Rocket Lab. Vụ phóng diễn ra tại bệ phóng trên bán đảo Mahia, New Zealand vào lúc 10 giờ 21 sáng 29.10 (giờ địa phương). Chín trong số 10 trọng tải là vệ tinh SuperDove có kích thước bằng hộp giày, được xây dựng bởi công ty Planet có trụ sở ở San Francisco (Mỹ).

Phần lớn các vệ tinh thuộc nhóm Dove, có thể phân tích các đặc điểm nhỏ hơn 3 mét trên bề mặt Trái đất. Những thiết bị này của Planet lưu giữ những thay đổi trên hành tinh của chúng ta theo nhiều cách khác nhau và cung cấp dữ liệu cho các khách hàng.

Planet hiện điều hành nhóm vệ tinh quan sát Trái đất với tổng số thiết bị trên “chòm sao” SuperDove lên đến 350 chiếc, trong đó có 150 vệ tinh đang hoạt động. Công ty thường phát hành miễn phí những hình ảnh đặc biệt quan trọng. Ví dụ, Planet đã cung cấp các bức ảnh quỹ đạo cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào các căn cứ quân sự của Iraq, hình ảnh ghi lại thiệt hại do động đất và các thảm họa thiên nhiên khác.

Tải trọng thứ 10 được phóng lên vũ trụ là CE-SAT-IIB nặng 35,5kg. Vệ tinh siêu nhỏ do tập đoàn Canon Electronics của Nhật Bản chế tạo, là thiết bị có “một kính thiên văn cỡ trung trang bị camera độ nhạy cực cao để chụp ảnh Trái đất vào ban đêm”, đại diện của Rocket Lab viết trong phần mô tả về sứ mệnh được đặt tên là “In Focus”.

Tất cả 10 vệ tinh đều hoạt động trong quỹ đạo mặt trời đồng bộ (SSO) ở độ cao 500km, cho phép theo dõi bề mặt Trái đất với ánh sáng mặt trời phù hợp. Đại diện của Rocket Lab cho biết các vệ tinh đã được triển khai theo đúng lịch trình khoảng một giờ sau khi phóng.

rocket-lab2.jpg
Hình ảnh 10 vệ tinh trong sứ mệnh “In Focus” của Rocket Lab. Trên cùng là vệ tinh CE-SAT-IIB của Canon Electronics và 9 vệ tinh chụp ảnh Trái đất SuperDove của Planet được đóng gói phía dưới - Ảnh: Rocket Lab

“In Focus” tiếp tục sứ mệnh của Rocket Lab sau sự cố phóng vào ngày 4.7, dẫn đến việc mất 5 vệ tinh SuperDove cùng vệ tinh CE-SAT-IB của Canon Electronics và vệ tinh nhỏ Faraday-1 của công ty Anh In-Space. Các nhà điều tra của Rocket Lab xác định rằng nguyên nhận vụ việc là do một kết nối điện bị lỗi ở tầng trên của tên lửa Electron.

“Vụ phóng ngày 29.10 là lần thứ 5 trong năm 2020 đối với tên lửa Electron và lần thứ 15 đối với bộ tăng áp. Chúng tôi đang có kế hoạch tái sử dụng tầng 1 của tên lửa Electron - một sự thay đổi cho phép tần suất phóng cao hơn”, Peter Beck, Giám đốc điều hành của Rocket Lab cho biết.

Rocket Lab đã thử nghiệm công nghệ tái sử dụng trên các chuyến bay Electron gần đây nhưng không thực hiện trong lần phóng này. Vụ phóng ban đầu dự kiến ​​diễn ra vào ngày 21.10 nhưng phải hoãn lại sau khi công ty phát hiện trục trặc với cảm biến oxy.

Bài liên quan
NASA trả 370 triệu USD cho các công ty tư nhân khám phá Mặt trăng
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 14.10 tuyên bố sẽ trao 370 triệu USD hỗ trợ các công ty tư nhân nhằm đẩy mạnh công cuộc khám phá Mặt trăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rocket Lab phóng 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo