Các nhà chức trách cho biết Oman đã chặn Clubhouse hôm 14.3 vì ứng dụng mạng xã hội âm thanh này không có giấy phép phù hợp. Thế nhưng, một số nhà hoạt động mô tả động thái này là sự xói mòn thêm quyền tự do ngôn luận ở quốc gia vùng Vịnh.

Sau Trung Quốc, thêm 1 nước chặn mạng xã hội âm thanh của Mỹ: 'Xói mòn quyền tự do ngôn luận'

Nhân Hoàng | 14/03/2021, 20:00

Các nhà chức trách cho biết Oman đã chặn Clubhouse hôm 14.3 vì ứng dụng mạng xã hội âm thanh này không có giấy phép phù hợp. Thế nhưng, một số nhà hoạt động mô tả động thái này là sự xói mòn thêm quyền tự do ngôn luận ở quốc gia vùng Vịnh.

Chính phủ Oman đã không trả lời khi được đề nghị bình luận, nhưng cơ quan quản lý viễn thông nói với trang WAF rằng Clubhouse bị chặn do "thiếu giấy phép thích hợp".

Cơ quan Quản lý Viễn thông Oman thông báo: “Các ứng dụng liên lạc tương tự phải có giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền”.

Hashtag #Oman_blocks_Clubhouse đã thịnh hành trên phương tiện truyền thông xã hội ở Oman vào ngày 14.3. Nhiều người Oman đã chia sẻ ảnh chụp màn hình ứng dụng hiển thị "thông báo lỗi".

Chính phủ Oman lấy Trung Quốc làm hình mẫu và cấm Clubhouse từng được người Oman sử dụng như một không gian để tự do bày tỏ ý kiến ​​của họ mà không có sự kiểm duyệt của chính phủ”, Hiệp hội Nhân quyền Oman tuyên bố.

Quyền truy cập vào Clubhouse đã bị chặn ở Trung Quốc vào tháng trước.

Ra mắt vào đầu năm 2020, ứng dụng có trụ sở tại San Francisco, Mỹ đã chứng kiến ​​số lượng người dùng toàn cầu tăng vọt sau khi Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk và Giám đốc điều hành Robinhood - Vlad Tenev tổ chức cuộc thảo luận bất ngờ về nền tảng này.

Clubhouse đã trở nên phổ biến ở các nước Ả Rập, nơi truyền thông do chính phủ trực tiếp kiểm soát và các nhà bình luận có nguy cơ bị bỏ tù vì những ý kiến ​​chỉ trích.

Clubhouse đã phải đối mặt với những lời chỉ trích ở những nơi khác về các báo cáo về thông tin giả COVID-19, bài Do Thái trên nền tảng bất chấp các quy tắc chống phân biệt chủng tộc, ngôn từ kích động thù địch, lạm dụng và thông tin sai lệch.

Clubhouse tiết lộ đang đầu tư vào các công cụ để phát hiện và ngăn chặn hành vi lạm dụng cũng như các tính năng giúp người dùng có thể đặt quy tắc cho phòng của họ, để kiểm duyệt các cuộc trò chuyện.

Tôi hy vọng rằng việc tạm dừng ứng dụng Clubhouse ở Oman do các vấn đề kỹ thuật chứ không phải là lệnh cấm chính thức. Việc ngăn cản mọi người nói và lắng nghe người khác không bảo vệ xã hội, mà ngược lại, làm gia tăng căng thẳng, đẩy họ vào vực thẳm của hỗn loạn và đối đầu”, nhà văn người Oman, Zakaria al-Muharrmi đã viết trên Twitter.

sau-trung-quoc-oman-chan-clubhouse.jpg
Oman là nước thứ hai sau Trung Quốc chặn Clubhouse

Trước đó, Trung Quốc chặn Clubhouse đêm 8.2.2021 vì nhiều người dùng nước này bàn luận về chủ đề nhạy cảm như trại giam Tân Cương, nền độc lập của Hồng Kông, căng thẳng với Đài Loan.

Cụ thể hơn, người dùng trên khắp Trung Quốc bắt đầu báo cáo lỗi hệ thống khi truy cập vào ứng dụng truyền thông xã hội dựa trên âm thanh do Mỹ phát triển. Một thông báo xuất hiện khi họ cố gắng mở Clubhouse cho biết "không thể thực hiện kết nối an toàn với máy chủ" - lỗi điển hình xảy ra khi các cơ quan quản lý Trung Quốc chặn một trang web.

Các phòng trò chuyện liên quan đến lệnh cấm Trung Quốc xuất hiện trên Clubhouse sau thông tin trên, khi người dùng Trung Quốc thảo luận về các lựa chọn thay thế nếu họ quá mất quyền truy cập ứng dụng này.

ByteDance, chủ sở hữu TikTok đang phát triển ứng dụng giống Clubhouse cho Trung Quốc, vì sự thành công trên toàn cầu của dịch vụ trò chuyện âm thanh từ Mỹ đã truyền cảm hứng cho làn sóng bắt chước ở nước này.

Hai nguồn tin tiết lộ các kế hoạch của ByteDance vẫn đang trong giai đoạn đầu.

Các cuộc thảo luận về TikTok và ByteDance trên Clubhouse đã thúc đẩy sự quan tâm đến thể loại này từ các nhà lãnh đạo ByteDance, bao gồm cả Giám đốc điều hành Trương Nhất Minh, một trong những nguồn tin cho biết.

Ít nhất 10 ứng dụng tương tự Clubhouse đã được tung ra trong tháng 2.2021 ở Trung Quốc với đà tăng.

Các dịch vụ mới tương tự Clubhouse bao gồm việc Xiaomi làm lại ứng dụng Mi Talk của mình thành dịch vụ âm thanh chỉ dành cho những người được mời, nhắm mục tiêu đến các chuyên gia vào tuần trước. Các nhà lãnh đạo ngành cho biết nhiều ứng dụng tương tự Clubhouse đang được phát triển.

Vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được công bố rộng rãi, Clubhouse được thành lập bởi Paul Davison và Rohan Seth, ra mắt vào tháng 5.2020. Đó là nền tảng xã hội dựa trên âm thanh. Bạn có thể vào phòng (hoặc tạo phòng) và nghe hoặc tham gia thảo luận về các chủ đề về cách giới thiệu ý tưởng khởi nghiệp của bạn, tương lai của nhân loại,…. Các phòng thường có diễn giả, các hội đồng và người kiểm duyệt. Cuộc trò chuyện diễn ra trong thời gian thực, có nghĩa là bạn có thể nghe thấy mọi người đưa ra ý kiến của họ về chủ đề đó và bạn cũng có thể xin phép đưa ra ý kiến của mình.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở cùng phòng với tất cả mọi người trên thế giới”, Natasha Scruggs, luật sư từ thành phố Kansas (bang Missouri, Mỹ), người đã sử dụng Clubhouse trong vài tuần, cho biết.

Clubhouse thể hiện mong muốn kết nối với nhau của mọi người vào thời điểm giãn cách xã hội và bị cô lập ở nhà.

Các cuộc trò chuyện không được ghi âm, điều này về mặt lý thuyết đảm bảo quyền riêng tư, song một số cuộc phỏng vấn những người nổi tiếng và những ai có sức ảnh hưởng được bí mật ghi âm và tải lên YouTube.

Những người chấp nhận lời mời ban đầu hầu hết là những nhà công nghệ và đầu tư ở Thung lũng Silicon (Mỹ), nhưng tính chất chỉ được mời của Clubhouse đã tạo ra sức hút khiến hàng loạt nhân vật nổi tiếng Mỹ tham gia, như diễn viên Oprah Winfrey, Ashton Kutcher, Jared Leto và Tiffany Haddish, rapper Drake, nhạc sĩ Azealia Banks.

Đầu tháng 2, CEO Tesla và Space X - Elon Musk đã xuất hiện để thảo luận mọi câu hỏi liên quan đến sao Hỏa. CEO Facebook - Mark Zuckerberg xuất hiện sau đó để nói về AR (tương tác thực tế ảo) và VR (thực tế ảo) trong công việc từ xa.

Sau khi Elon Musk đăng tweet rằng ông sẽ phát biểu trực tiếp trên ứng dụng, cổ phiếu Clubhouse đã tăng 117% vào ngày 1.2.

Bài liên quan
Người dùng Trung Quốc, chuyên gia nói gì khi chính quyền ông Tập Cận Bình chặn Clubhouse?
Người dùng Trung Quốc nói rằng các ứng dụng địa phương không thể phù hợp với sự tự do ngôn luận và phạm vi tiếp cận toàn cầu như Clubhouse của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Trung Quốc, thêm 1 nước chặn mạng xã hội âm thanh của Mỹ: 'Xói mòn quyền tự do ngôn luận'