Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (NCIF) ước tính tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 có thể đạt mức 2,48%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2020 có thể đạt 2,48%

Lam Thanh | 04/12/2020, 12:33

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (NCIF) ước tính tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 có thể đạt mức 2,48%.

Nhiều cơ hội, lắm khó khăn

Theo nhận định của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ KH-ĐT, những tháng cuối năm 2020 có một số yếu tố thuận lợi có thể hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng GDP như sự quyết tâm của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực gia tăng cơ hội cho xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian tới.

“Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu cao hơn trong xuất khẩu của Việt Nam sang EU cho một số mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử - những mặt hàng chiếm hơn 30% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam”, NCIF nhận định.

Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản có nhiều cơ hội đột phá hậu COVID-19 do nhu cầu thị trường được dự báo tăng cao trong những tháng cuối năm.

Cùng với đó, cơ hội gia tăng FDI trước xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư và đa dạng thị trường đầu tư toàn cầu, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc, dưới tác động của đại dịch COVID-19 và sự tiếp diễn của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; xu hướng xuất siêu nhiều khả năng vẫn được duy trì.

Tuy nhiên, NCIF cho rằng còn nhiều yếu tố có khả năng tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước những tháng cuối năm. Đó là giải ngân vốn đầu tư công nhiều khả năng vẫn tiếp tục gặp khó khăn, trong khi dòng FDI và đầu tư khu vực tư nhân suy giảm.

“Giải ngân đầu tư công mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều yếu tố cản trở tiến độ giải ngân vốn. Về nguồn vốn FDI, COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng tại hầu hết các đối tác đầu tư chính của Việt Nam, theo đó FDI vào Việt Nam chưa thể phục hồi nhanh trong những tháng cuối năm”, NCIP nhận định.

Trung tâm này cũng nhìn nhận Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, song cũng chịu sự cạnh tranh từ một số thị trường như Ấn Độ và Indonesia.

Về đầu tư khu vực tư nhân, do tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dẫn đến khả năng các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư lớn là không nhiều.

Hơn nữa, thị trường xuất khẩu chưa có dấu hiệu khởi sắc; tâm lý tiêu dùng trong nước chưa ổn định. Các thị trường đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ (25,7%); EU (16,8%), Trung Quốc (16%), ASEAN (8,9%), Hàn Quốc (7,6%), Nhật Bản (7,4%) đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh.

Kinh tế Trung Quốc trong quý 2 đã phục hồi mạnh mẽ và dự báo duy trì tốc độ phục hồi trong các tháng cuối năm 2020. Do vậy, trao đổi thương mại với Trung Quốc nhiều khả năng duy trì ổn định trong bối cảnh COVID-19 do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt ở cả 2 quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ thông quan có thể chậm lại, để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh.

Đối với các thị trường như Hàn Quốc và Nhật Bản, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt ở hai quốc gia này và kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì tăng trưởng ổn định ở hai thị trường này.

Tăng trưởng 2020 có thể đạt mức 2,48%

NCIF ước tính tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 có thể đạt mức 2,48%. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh so với năm 2019. Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo giảm sâu xuống mức khoảng âm 5%-6%.

Trong nước, về cơ bản dịch bệnh được kiểm soát, tuy vẫn có thể có thêm những ca nhiễm bệnh trong cộng đồng nhưng nhiều khả năng sẽ sớm được khống chế và không gây tác động nghiêm trọng hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư.

kich-ban.png
Kịch bản tăng trưởng 2020 

Quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công (đạt khoảng 80% kế hoạch đề ra) và trợ giúp các doanh nghiệp, các đối tượng gặp khó khăn do tình hình bệnh dịch là những yếu tố quan trọng duy trì được tiêu dùng và đầu tư trong nước những tháng cuối năm. Xu hướng xuất siêu được duy trì.

Bên cạnh đó, những giải pháp liên quan tới ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phần nào phát huy hiệu quả trong những tháng cuối năm. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP đạt khoảng 32,15%, tiêu dùng trong nước không cải thiện nhiều, lạm phát ở mức khoảng 3,85%, tăng trưởng tín dụng đến hết năm ước khoảng 10%.

Tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ nội địa

NCIF cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Cụ thể là tập trung vào các dự án lớn, dự án ưu tiên có khả năng lan tỏa lớn và các dự án “đầu tư không hối tiếc”.

Các hướng ưu tiên gồm các dự án lớn, quan trọng phát triển hạ tầng, giao thông trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án liên vùng. Các dự án “không hối tiếc” nhằm phòng, chống và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên.

Tiếp theo là các dự án chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để chủ động đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia gắn với chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Tăng mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ để tận dụng cơ hội do CPTPP, EVFTA, các hiệp định thương mại tự do khác mang lại, thu hút dòng FDI chất lượng cao và gia tăng hàm lượng nội địa.

"Việt Nam cần tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nội địa. Hiện nay, các tập đoàn, công ty lớn hoạt động ở Việt Nam đều có chuỗi cung ứng riêng (chủ yếu là doanh nghiệp FDI) cung cấp sản phẩm linh kiện", NCIF nêu.

Tỷ lệ doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng đó còn khiêm tốn do khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng kém; thông tin giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài rất mỏng; doanh nghiệp nước ngoài e ngại khi ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ Việt Nam do môi trường pháp lý chưa thực sự thuận lợi và nỗi lo bị phá vỡ hợp đồng.

“Công nghiệp phụ trợ yếu không chỉ hạn chế cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước mà còn làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút vốn FDI”, NCIF nhận định.

Trung tâm này cũng cho rằng cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu chính.

Theo đó, Chính phủ cần có những giải pháp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế, thông qua việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các FTA để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hoá thị trường.

Đặc biệt là những cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đến từ quá trình thực thi CPTPP và sắp tới là EVFTA, qua đó sẽ thúc đẩy tăng tỷ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng từ các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc.

Cụ thể, Bộ Công Thương cần tích cực phối hợp phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tháo gỡ rào cản thương mại, đàm phán, thúc đẩy nước đối tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bài liên quan
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay ước đạt 2 - 3% - là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
14 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 có thể đạt 2,48%