Tôi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trở thành F0 từ trước. Vì vậy khi có biểu hiện và ngay cả khi biết mình dương tính với COVID-19 tôi cũng rất bình thản đón nhận.

Tôi – một bệnh nhân COVID-19

Trần Khải | 23/12/2021, 19:29

Tôi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trở thành F0 từ trước. Vì vậy khi có biểu hiện và ngay cả khi biết mình dương tính với COVID-19 tôi cũng rất bình thản đón nhận.

“Ai rồi cũng sẽ nhiễm COVID-19, chỉ là sớm hay muộn”, đó là cụm từ mà tôi nghe nhiều nhất trong thời gian qua. Với tôi, dẫu biết rằng dịch bệnh không chừa một ai nên trong quá trình tác nghiệp tôi luôn đeo khẩu trang và xịt rửa khuẩn thường xuyên. Trong chiếc ba lô - hành trang đeo trên vai của mình, lúc nào tôi cũng trang bị khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn bằng cồn 70 độ.

biet-minh-duong-tinh-toi-binh-than-don-nhan-va-thuc-hien-dieu-tri-theo-huong-dan-anh-t.k.jpg
Biết mình dương tính tôi bình thản đón nhận và thực hiện điều trị theo hướng dẫn - Ảnh: T.K

Là lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch nên tôi được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19. Đến thời điểm hiện tại tôi đã tiêm mũi vắc xin tăng cường (mũi 3). Vậy mà, vi rút COVID-19 vẫn không buông tha và tôi đã bị nhiễm bệnh.

Người dân tuyệt đối không nên ỷ lại vì mình đã tiêm đủ vắc xin. Vì nếu tiêm đủ vắc xin mà không tuân thủ 5K, không phòng vệ đúng cách thì vẫn bị nhiễm bệnh. Và tôi là một ví dụ điển hình về điều đó. Dù bản thân tôi từng tự hào là mình đã tuân thủ rất nghiêm khuyến cáo của ngành y tế và được bạn bè đánh giá là những người nghiêm túc với 5K mà vẫn nhiễm bệnh vậy do đâu?

Theo tôi nếu có đi ra đường, có tiếp xúc là có nhiễm bệnh. Ai đó dám chắc rằng, sẽ tuân thủ 5K 24/24 hay không? Cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình lúc này là ở nhà, không tiếp xúc gần với mọi người xung quanh, rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn thường xuyên và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.

Ngày thứ nhất tại khu vực điều trị, tôi bị ho nhiều, đau rát họng, nghẹt, chảy mũi và thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh. Những cơn ho có tần suất tăng dần và chưa có biểu hiện gì đặc biệt. Đêm đó, tôi vẫn ăn ngon, ngủ sâu giấc. Ngày thứ 2, sức khỏe vẫn vậy, vẫn chưa có biểu hiện bất thường gì ngoài việc bị mất mùi nhẹ. Tôi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường.

so-ca-mac-covid-19-lien-tuc-tang-cao-ca-mau-co-nguy-co-qua-tai-anh-tran-khai.jpg
Số ca nhiễm tăng cao, khiến hệ thống y tế quá tải - Ảnh: T.K

Nếu chẳng may bị nhiễm COVID-19, mọi người đừng quá lo lắng, bi lụy mà hãy lạc quan. Lạc quan là liều thuốc hỗ trợ chiến thắng bệnh tật. Cùng với đó hãy uống nhiều nước, vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch muối, uống nhiều nước cam, ăn hoa quả có nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng và tập thể dục để có sức khỏe. Chớ ù lì, bi quan, chán nản.

Trong căn phòng cách ly, điều trị dành cho bệnh nhân nhẹ tôi được nhiều anh em, bạn bè đồng nghiệp quan tâm rất nhiều. Người thì tất tả ngược xuôi tìm mua thuốc gửi vào, người thì mớ đồ khô, ống kem đánh răng, dầu gội đầu; người thì mớ hoa quả trái cây. Đó là tình cảm mà tôi vô cùng trân quý. Và tôi càng thấm hơn câu nói “trong hoạn nạn mới biết ai là bạn”.

Tôi cũng chẳng biết nguồn lây của mình từ đâu, trong khi những nơi tôi đến làm việc, tôi đã cho hay và mọi người đều test nhanh và có kết quả âm tính. Hay tin tôi mắc COVID-19 ngoài những lời động viên, khích lệ tinh thần từ anh em, bạn bè đồng nghiệp thì vẫn có người không khỏi ngạc nhiên vặn hỏi: “Tao thấy mày kỹ lắm mà?”

Có nhiễm bệnh, chúng ta mới thấy, cảm thông và chia sẻ cho lực lượng cán bộ, y tế hiện nay. Với tầng suất ca nhiễm liên tục tăng cao, họ phải làm đủ thứ việc nào là lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F1…nhưng anh em làm nhiệm vụ vẫn nhẹ nhàng, tỉ mỉ hỏi thăm. Họ đã quá tải rồi, chúng ta hãy biết ơn họ vì họ đã tận tình hỗ trợ mình trong lúc khó khăn này.

Và đêm nay, đêm thứ 2 kể từ khi tôi biết mình mắc COVID-19 tôi phải xa nhà, ngủ một mình trên giường bệnh. Một mình chống chọi với COVID-19. Với 3 mũi vắc xin có được, tôi tự tin mình sẽ chiến thắng được căn bệnh này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tôi – một bệnh nhân COVID-19