Sự biến động của thị trường luôn là một bài học quan trọng mà chính phủ mới của nước Mỹ không thể bỏ qua: hoặc là nhấn mạnh vào các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế và tác động tích cực đến TTCK, hoặc là tung ra các biện pháp hạn chế thương mại khiến kinh tế trì trệ và TTCK thì rơi vào hỗn loạn.

Tổng thống Donald Trump còn dám thực hiện các cam kết khi tranh cử?

Nhàn Đàm | 18/03/2017, 10:44

Sự biến động của thị trường luôn là một bài học quan trọng mà chính phủ mới của nước Mỹ không thể bỏ qua: hoặc là nhấn mạnh vào các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế và tác động tích cực đến TTCK, hoặc là tung ra các biện pháp hạn chế thương mại khiến kinh tế trì trệ và TTCK thì rơi vào hỗn loạn.

Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 với chiến thắng bất ngờ dành cho Donald Trump đã tạo ra một trong những đợt biến động lớn nhất trên thị trường vốn và trái phiếu Mỹ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones khi đóng cửa trước thời điểm diễn ra cuộc bỏ phiếu của cử tri Mỹ đã tăng khoảng 0,4% vì hầu hết các nhà đầu tư dự đoán một chiến thắng cho bàHillary Clinton. Nhưng khi mà kết quả đảo chiều trong vài giờ sau đó và Donald Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ kế tiếp, thì các nhà đầu tư đã bày tỏ sự thất vọng của mình bằng cách đẩy chỉ số Dow Jones giảm tới 800 điểm vào lúc 2 giờ sáng9.11 (theo giờ New York).

Tuy nhiên, động thái này đã ngay lập tức bị đảo ngược hoàn toàn khi thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ bùng nổ và liên tiếp tăng điểm vào những tháng sau đó. Tính đến thời điểm ngày 16.3.2017, chỉ số Dow Jones đã tăng tổng cộng khoảng 14,2% so với thời điểm sau khi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được công bố. Tại sao ban đầu thị trường lại phản ứng tiêu cực với kết quả cuộc bầu cử và nhanh chóng được thay thế bằng một sự lạc quan lớn và kéo dài một cách hiếm thấy? Điều này liên quan đến các yếu tố chủ chốt trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump, chính nó đã kéo thị trường chứng khoán lên xuống một cách đột ngột.

Hai nội dung cơ bản trong chiến dịch tranh cử của ông Trumpđó là kích thích tăng trưởng kinh tế và hạn chế thương mại tự do. Vị tỷ phú bất động sản đã hứa khá nhiều lần khi tranh cửrằng ông sẽ giảm bớt các quy định được xem là trở ngại cho các doanh nghiệpvà giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn thấp hơn một nửa so với mức trước đó cũng như thuế thu nhập cá nhân. Những lời hứa này nếu được thực hiện sẽ khiến giá cổ phiếu tăng trưởng tốt, việc tăng thu nhập của người dân cũng sẽ thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng của nền kinh tế. Những cam kết về các gói tài chính hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở mà ông Trump đưa ra cũng hứa hẹn sẽ làm tăng số lượng việc làm cho người lao động.

Phản ứng của thị trường trước những lời hứa này tỏ ra thật ngây ngất. Các doanh nghiệp hoan nghênh những cam kết về giảm bớt quy định và giảm thuế thu nhập. Các nhà đầu tư tăng thu mua cổ phiếu khi dự đoán nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn khiến giá cổ phiếu tăng cao. Các công nhân có thu nhập trung bình thấp thì hy vọng rằng chính phủ của Donald Trump sẽ tạo thêm việc làm mới và giúp họ tăng thu nhập.

Điều tương tự cũng diễn ra đối với cam kết thứ hai của ông Trump: hạn chế thương mại tự do, đặc biệt là với hàng hóa nước ngoài. Ông Trump đã cam kết với cử tri rằng nếu giành thắng lợi ông sẽ áp đặt một khoản thuế mang tính trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ để bù lại những lợi thế cạnh tranh không lành mạnh mà Trung Quốc đã tận dụng một cách phi pháp. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất nội địa và tạo ra rất nhiều việc làm mới có thu nhập tốt hơn tại một loạt các bang như Michigan, Ohio và West Virginia. Ngoài ra còn hàng loạt những biện pháp ngăn chặn khác mà Donald Trump đưa ra như xây dựng bức tường ở biên giới để ngăn người nhập cư từ Mexico, trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp đang ở Mỹ, đòi xem xét lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và tăng mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico.

Tất cả những lời cam kết trên của ông Trump có thể nhất thời khiến người lao động Mỹ hài lòng, nhưng nó cũng đang dần xuất hiện những dấu hiệu không mấy tích cực. Thị trường và các nhà đầu tư đang lo ngại rằng những biện pháp cứng rắn của Tổng thống Trump có thể gây ra sự trả đũa từ phía các nền kinh tế xuất khẩu, mang đếnnhững tổn hại cho tăng trưởng kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Điển hình là việc chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc áp thuế lên hàng hóa xuất khẩu của nước này sẽ đồng nghĩa với việc các tập đoàn và công ty Mỹ có thể bị hạn chế hoặc ngưng hoạt động ở Trung Quốc. Những cảnh báo tương tự cũng đến từ chính phủ Đứcnếu như Mỹ có ý định áp thuế lên hàng hóa của nước này.

Tương lai cho thị trường Mỹ hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào hướng đi của các chính sách kinh tế - thương mại mà chính phủ của Tổng thống Donald Trump lựa chọn. Chẳng hạn như nếu Quốc hội Mỹ thông qua báo cáo ngân sách vào tháng 8 tới, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hy vọng các biện pháp giảm thuế sẽ giúp thị trường tăng trưởng tích cực hơn nữa. Tuy nhiên, nếu Nhà Trắng vẫn cương quyết với các biện pháp hạn chế thương mại có thể gây ra sự trả đũa từ phía Trung Quốc, Đức hay Mexico thì TTCK nhiều khả năng sẽ ngay lập tức suy trầm.

Tuy nhiên, các dấu hiệu mới nhất đang tỏ ra khá tích cực. Tháng trước, Bộ trưởng Mnuchin cho biết chính phủ Mỹ sẽ không vội vã trong việc liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Điều này trái ngược hoàn toàn với lời hứa của ông Trump rằng ông sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tài chính của mình thực hiện điều này ngay trong ngày nhậm chức đầu tiên. Mnuchin hiểu rõ rằng việc liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sẽ chỉ phản tác dụng. Điều đócó thể khiến cho Trung Quốc phá giá tiền tệ và tăng cường xuất khẩu hơn nữa. Stephen Schwarzman, người đứng đầu cơ quan an ninh và chiến lược của ông Trump, tuyên bố vào ngày 12.3 vừa qua rằng ông đã đoán trước được rằng vị tân tổng thống sẽ nhanh chóng rút lại những lời chỉ trích trước đó với Trung Quốc sau khi lên nhậm chức.

Thông điệp từ Wilbur Ross, tân Bộ trưởng Thương mại, cũng tỏ ra rất hứa hẹn. Ông này tuyên bố vào cuối tuần trước rằngNhà Trắng đang muốn giảm bớt những tranh cãi và căng thẳng với Mexico. Ngay cả trong trường hợp NAFTA bị hủy bỏthì Mỹ vẫn có thể thiết lập một thỏa thuận thương mại song phương với Mexico với những điều khoản tương tự như trước. Tất cả những điều này đang cho thấy, sự biến động của thị trường luôn là một bài học quan trọng mà chính phủ mới của nước Mỹ không thể bỏ qua: hoặc là nhấn mạnh vào các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế và tác động tích cực đến TTCK, hoặc là tung ra các biện pháp hạn chế thương mại khiến kinh tế trì trệ và TTCK thì rơi vào hỗn loạn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Donald Trump còn dám thực hiện các cam kết khi tranh cử?