Thông tin trên được GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc sở Y tế TP.HCM cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP.HCM vào hôm nay (6.3).

TP.HCM tiếp tục mở nhiều khu cách ly mới sẵn sàng ứng phó dịch COVID-19

Hồ Quang | 06/03/2020, 15:20

Thông tin trên được GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc sở Y tế TP.HCM cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP.HCM vào hôm nay (6.3).

Sở Y tế TP.HCM đề nghị khử trùng tất cả máy bay xuống Tân Sơn Nhất

Chỉ trong 1 ngày Việt Nam phát hiện gần 80 người nghi nhiễm COVID-19

Các doanh trại Quân khu 7 đang cách ly 273 người Việt Nam, 49 người Hàn Quốc

Vì sao cô gái trốn được cách ly Covid-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất?

TP.HCM cách ly 20 người Hàn Quốc tại Bệnh viện dã chiến

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày 6.3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP.HCM đã tiến hành cuộc họp khẩn để bàn các giải pháp ứng phó.

Theo ông Bỉnh, trong thời gian tới, ngành y tế TP sẽ tiếp tục mở thêm các khu cách ly tập trung. Trong đó có mở thêm các khu cách ly ở huyện Củ Chi, lập thêm khu cách ly tập trung ở huyện Cần Giờ. Ngoài ra, TP cũng có thể mở khu cách ly 2.000 giường ở Đại học Quốc gia TP.HCM và khu cách ly 1.000 giường ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

“Đối với huyện Cần Giờ, đây là nơi có điều kiện địa lý phù hợp để thực hiện cách ly các trường hợp đến từ vùng dịch COVID-19. Cần Giờ là một huyện đảo chỉ với khoảng 70.000 dân có điều kiện địa lý phù hợp để có thể cô lập, hình thành một khu cách ly dành cho dịch bệnh COVID-19”, ông Bỉnh chia sẻ.

Ông Bỉnh cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh COPVID-19 đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong khi đó một số quốc gia vẫn chưa đóng cửa du lịch, việc cách ly trong lúc này là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, với những người tự bỏ nơi cách ly cần phải có biện pháp nghiêm. Tuyệt đối không để người cách ly bước ra khỏi nhà, nếu cần thiết đưa vào khu cách lý tập trung.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng đưa ra tình huống khi dịch bệnh COVID19 bùng phát mạnh có thể phải thực hiện cách ly cả một phường, một xã, thậm chí cả một quận, một huyện. “Tất cả phải cókịch bản để ứng phó với mọi tình huống, vì dịch bệnh COVID-19 không được chủ quan, nếu chủ quan là là 'tự sát'”, ông Bỉnh nói.

Theo ông Bỉnh, TP.HCM đang phải đối phó với tình huống rất nhiều người nước ngoài và người Việt từ vùng dịch bệnh COVID-19 đến Campuchia rồi sau đó vào Việt Nam. “Tình trạng này, nếu không kiểm soát tốt tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện và cách ly ngay sẽ khiến cho TP đối diện với nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan”, ông Bỉnh cảnh báo.

Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cũng lưu ý ngành y tế và các đơn vị có liên quan phải chú trọng vào công tác cách ly, tuyệt đối không để xảy ra sơ suất trong việc cách ly.

Đề cập đến việc, ngành y tế TP đã xác định được danh tính 6 hành khách đi cùng chuyến bay với một người Nhật nhiễm COVID-19, ông Liêm cho rằng dù ngành y tế đã xử lý kịp thời, sớm xác định được danh tính và thực hiện cách ly hết những người có liên quan nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo. “Vấn đề cách ly hiện nay cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, không được chủ quan, lơ là”, ông Liêm nhấn mạnh.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đến ngày 6.3, thành phố còn 4 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang chờ kết quả xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) để xác định bệnh nhân có bị nhiễm COVID-19 hay không.

Ngoài ra, tại các khu cách ly tập trung của TP đang thực hiện cách ly 345 người, trong đó có 248 người tại khu cách ly huyện Củ Chi; 79 người tại khu cách ly huyện Nhà Bè và 18 người tại khu cách ly Bệnh viện quận 7.

Trong khi đó, tại 24 khu cách ly tập trung của quận huyện vẫn đang còn cách ly 222 người. Riêng cách ly tại nhà, nơi lưu trú còn 526 trường hợp.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tiếp tục mở nhiều khu cách ly mới sẵn sàng ứng phó dịch COVID-19