Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch COVID-19.

Thủ tướng: Mua thêm 20 triệu khẩu trang dự trữ

vnn | 05/03/2020, 21:33

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch COVID-19.

          

Tổ dân phố phải biết tình hình dịch bệnh ra sao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các chiến sĩ áo trắng, các lực lượng vũ trang đã triển khai cách ly y tế rất sớm, ngay từ đầu, thậm chí di dời, nhường doanh trại quân đội cho công tác cách ly.

Trong 23 ngày qua, không ghi nhận ca mắc mới tại Việt Nam. Các địa phương được giao đều thực hiện nghiêm túc chủ trương của Thủ tướng, của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng bày tỏ vui mừng về việc chúng ta sản xuất được bộ KIT xét nghiệm virus corona mới.Trong đó, Bộ Quốc phòng đã tổ chức diễn tập toàn quân, đã phát động, chuẩn bị 90 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị cơ sở để tiếp nhận trên 30.000 người cách ly. Do đó, kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 rất tốt.

Nhấn mạnh “phải giữ kỷ luật sắt với tinh thần chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng cũng lưu ý cần ứng xử nhân văn đối với tất cả người cách ly, đặc biệt là người nước ngoài.

Trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan ra 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng lưu ý: "Không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong phòng, chống dịch".

“Khi chúng ta đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, địa phương cũng dễ thỏa mãn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động”, Thủ tướng nhắc nhở.

Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, những hình thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng… đều phải chủ động phát hiện để tránh nguy cơ lây lan rộng. Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao.

Do đó, cách ly tập trung dưới một số hình thức là một đối sách quan trọng, trong đó lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cơ sở cách ly.

Lên kế hoạch cách ly trên diện rộng

Nhắc lại mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng, dịch có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của nước ta.

Do đó, trong hôm nay, Thủ tướng sẽ ký ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Về phương án đối phó với tình huống xấu nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội.

Ngành y tế và các ngành có liên quan cần củng cố và chi tiết hóa kế hoạch điều chuyển nhân lực y tế và nguồn lực hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và hiệu quả đến các nơi trong tình huống ổ dịch xảy ra. Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh, tập trung và phối hợp liên ngành, liên địa phương.

Cần lập kế hoạch dự phòng, về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để tình trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly.

Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó.

Thủ tướng yêu cầu Bộ VH-TT-DL và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí.

Theo Thu Hằng/Vietnamnet

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Mua thêm 20 triệu khẩu trang dự trữ