Ngày 1.5, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả công trình nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về tình trạng trẻ mắc COVID-19 ở lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi cho thấy, trẻ trong độ tuổi này, nếu đã tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 và Hội chứng MIS-C ở giai đoạn "hậu" COVID-19.

Trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ nhập viện do COVID-19 và Hội chứng MIS-C

Hồ Quang | 01/05/2022, 16:17

Ngày 1.5, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả công trình nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về tình trạng trẻ mắc COVID-19 ở lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi cho thấy, trẻ trong độ tuổi này, nếu đã tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 và Hội chứng MIS-C ở giai đoạn "hậu" COVID-19.

Theo Sở Y tế TP, trong báo cáo về số ca mắc mới và số tử vong trong tuần, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã phân tích tình trạng trẻ em từ 5–11 tuổi nhập viện với chẩn đoán xác định bị mắc COVID-19, kết quả cho thấy COVID-19 có thể gây bệnh nặng ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em bị tiểu đường và béo phì.

so-y-te-tphcm-tre-5-den-11-tuoi-tiem-vac-xin-giam-nguyco-nhap-vien-do-covid-190-va-hoi-chung-mis-c-hinh-anh(1).png
Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại TP.HCM được tiêm vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: PV

Điều đáng ghi nhận khác, từ sau ngày 2.11.2021, trẻ em từ 5-11 tuổi tại Mỹ bắt đầu được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (nếu đủ điều kiện), kết quả khảo sát 397 trẻ em mắc COVID-19 nhập viện trong giai đoạn từ 19.12.2021 đến 28.2.2022 là giai đoạn biến chủng Omicron chiếm ưu thế tại Mỹ ghi nhận, có 87% trẻ chưa được tiêm chủng, 30% không có bệnh lý nền, và 19% phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực (ICU).

Ngoài ra, khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhập viện ở trẻ em từ 5–11 tuổi trong nhóm chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao gấp 2,1 lần so với nhóm trẻ đã tiêm chủng.

Trước đó, các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu hiệu quả vắc xin COVID-19 trong phòng ngừa xuất hiện MIS-C (Hội chứng Viêm đa hệ thống) ở trẻ em. Đây là công trình nghiên cứu so sánh có đối chứng các trường hợp trẻ từ 12 đến 18 tuổi nhập viện do COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12.2021 (nhóm tuổi đã có thể tiêm vắc xin), kết quả cho thấy 95% trẻ em từ 12 đến 18 tuổi nhập viện do MIS-C là chưa được tiêm chủng.

Nghiên cứu ước tính, hiệu quả phòng ngừa xuất hiện MIS-C là 91% (95% CI = 78%–97%) đối với những trẻ được tiêm 2 liều vắc xin Pfizer-BioNTech. Nghiên cứu cũng cho thấy, tất cả các trường hợp MIS-C nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực đều là những trường hợp chưa tiêm vắc xin.

Kể từ khi xuất hiện đại dịch, hàng nghìn trường hợp nhiễm MIS-C đã được báo cáo. Nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi thường bị ảnh hưởng bởi MIS-C nhiều nhất, với gần một nửa số trường hợp được báo cáo xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi này.

CDC Hoa Kỳ đang thu thập dữ liệu về hiệu quả tiêm vắc xin COVID-19 đối với bệnh MIS-C ở trẻ nhỏ hơn, khi có nhiều trẻ em dưới 12 tuổi được tiêm ngừa hơn, hiệu quả của vắc xin sẽ được phân tích chi tiết thời gian tới.

Như vậy, tương tự như ở người lớn, tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em giúp giảm các trường hợp cần nhập viện điều trị, cũng như giúp ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nặng do COVID-19 gây ra.

Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) đang tiếp tục xem xét các dữ liẽu thử nghiệm để cấp phép vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ nhập viện do COVID-19 và Hội chứng MIS-C