Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ và Nga, theo báo cáo hàng năm về chi quân sự toàn cầu (có chỉnh sửa vì lạm phát) của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ

Một Thế Giới | 13/04/2015, 11:26

Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ và Nga, theo báo cáo hàng năm về chi quân sự toàn cầu (có chỉnh sửa vì lạm phát) của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, nên mức chi tăng 9.7 % đạt 216 tỉ USD, trong khi khoản chi của Nga tăng 8,1 % đạt 84,5 tỉ USD.

Saudi Arabia (S.A) có khoản chi quân sự tăng mạnh nhất trong 15 nước chi quân sự lớn hàng đầu thế giới, tăng 17 % đạt 80,8 tỉ USD.

Mỹ hiện vẫn là nước chi quân sự lớn nhất thế giới, nhưng khoản chi này năm 2014 giảm 6,4 % còn 610 tỉ USD, phản ánh mức giảm 20 % kể từ năm 2010, theo SIPRI.     

Theo Bloomberg, các số liệu này phản ánh sự bất ổn của toàn cầu. Việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3.2014 dẫn đến cuộc nội chiến ở Ukraine, và căng thẳng nổi lên vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

S.A tiếp tục trang bị vũ khí cho các tay súng ở Syria, tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu để đánh quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và hồi tháng 3 đã oanh kích chống quân nổi dậy ở Yemen có Iran “chống lưng”.   

Các dữ liệu này không phản ánh việc giá dầu thô giảm mạnh vào cuối năm 2014, và chưa thể rõ tác động của nó, theo SIPRI.

Nhiều nước sản xuất dầu ở Trung Đông như S.A được cho là có thể chịu được bất kỳ tác động nào của việc giá dầu giảm, do có “nguồn dự trữ tài chính mạnh” thu được từ nhiều năm bán dầu thô giá cao, theo SIPRI.

Nhưng Nga không thuộc diện này. Nga đã lên kế hoạch tăng chi quân sự từ trước khi bùng nổ nội chiến Ukraine. Điện Kremlin đã cắt giảm khoản chi trong năm 2015 do nền kinh tế đang suy yếu, theo SIPRI:

“Giá dầu khí giảm cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm giảm nguồn thu của Nga một cách đáng kể, dẫn đến sự mất giá của đồng rúp. Kết quả là khoản chi quân sự 2015 của Nga ban đầu là 4,2 ngàn tỉ rúp (69 tỉ USD) nhưng khi xem xét lại đã cắt giảm 5 % hồi tháng 3.2015”.

Nhưng Nga có thể có khoản tăng chi phụ trong tổng khoản chi quân sự năm 2015, khoảng 15 % lên 4.000 tỉ rúp, theo SIPRI.  

Ngược lại, 28 nước thành viên NATO không tăng chi để đáp ứng mục tiêu sử dụng 2 % GDP cho chi quân sự.

Hầu hết các nước tây và trung Âu sẽ giảm chi quân sự, do theo đuổi chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Trong khi đó, các nước vùng biển Baltic, bắc và đông Âu giáp biên giới đều tăng chi quân sự nhằm đề phòng Nga.

SIPRI nêu khoản chi quốc phòng của TQ nói chung vẫn theo nhịp tăng trưởng kinh tế, tăng từ 2 % đến 2,2 % GDP cho chi quốc phòng kể từ 10 năm qua.

Ước tính SIPRI về khoản chi của TQ vượt trên 66 so với số liệu chính thức 808,2 tỉ Nhân dân tệ (130,2 tỉ USD) trong năm 2014.

SIPRI nói trong quá khứ, các số liệu của họ tính thêm những khoản chi nghiên cứu-phát triển quân sự, nhập khẩu vũ khí, xây dựng quân sự và quỹ lương hưu của Quân đội giải phóng nhân dân TQ.

Nhật Bản chi quân sự như năm 2013, rớt xuống hạng 9 trong danh sách các nước chi quân sự lớn nhất thế giới. Ấn vươn lên chiếm vị trí hạng 7 của Nhật.

Bảo Vĩnh (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mạnh tay chi quốc phòng, chạy đua với Mỹ