Việc sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng Bluezone tại tỉnh Sơn La (đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…) còn nhiều hạn chế.

Ứng dụng Bluezone chỉ dành cho các smartphone… đời mới?

05/09/2020, 21:36

Việc sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng Bluezone tại tỉnh Sơn La (đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…) còn nhiều hạn chế.

Ứng dụng Bluezone - Ảnh: Internet

Số liệu tính đến ngày 3.9 của Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) cho thấy đã có 22,2 triệu lượt tải ứng dụng Bluezone. Top 5 địa phương có tỷ lệ Bluezoner/tổng smartphone cao nhất là Đà Nẵng (42,90%), Quảng Trị (35,84%), Hải Dương (35,33%), Quảng Ninh (34,67%), Quảng Nam (33,37%). Nhìn vào bảng thống kê này, hầu hết các tỉnh miền núi đều… “vắng bóng”.

Mới đây nhất, Sở TT-TT tỉnh Sơn La đã gửi kiến nghị đến Hội nghị Giao ban Quản lý Nhà nước quý 3 năm 2020 của Bộ TT-TT và đề nghị Bộ TT-TT quan tâm, hướng dẫn tỉnh Sơn La tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone.

Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE

Theo Sở TT-TT tỉnh Sơn La, Sơn La là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, điều kiện địa lý còn khó khăn, đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm đa số (83,51% dân số toàn tỉnh); tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao (21,62% số hộ dân của tỉnh), cơ sở hạ tầng viễn thông chưa được đầu tư thỏa đáng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… Vì vậy, việc sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng Bluezone còn nhiều hạn chế.

Bộ TT-TT có thống kê tổng số điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La là 637.378 điện thoại, tương ứng với 51% dân số tỉnh. Tuy nhiên, Sở TT-TT tỉnh Sơn La cũng nêu rõ: “Thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy rất đông người dân ở đây sử dụng điện thoại thông minh đời cũ, cấu hình thấp”, dẫn đến việc không tương thích để cài đặt ứng dụng (ứng dụng Bluezone hiện tại chỉ có thể hoạt động trên các máy Android có hệ điều hành từ 6.0 trở lên và IOS 10.5). Ngoài ra, vì luôn phải bật Bluetooth và vị trí nên nhiều máy điện thoại cũ của người dân hết pin rất nhanh”.

Ứng dụng không thu thập vị trí người dùng

Bên cạnh đó, việc thống kê số lượng điện thoại thông minh chưa chính xác, có máy điện thoại sử dụng song song 2 sim điện thoại, 2 mạng di động, tuy nhiên ứng dụng chỉ có thể cho đăng ký 1 số thuê bao điện thoại; ứng dụng thường xuyên thay đổi các tính năng trong thời gian ngắn mà không có thông báo, hướng dẫn cụ thể (việc ghi nhận tiếp xúc của ứng dụng, tên ứng dụng…) khiến nhiều người dùng cảm thấy bất tiện, không muốn sử dụng, hoặc gỡ bỏ.

Trước những khó khăn mà toàn tỉnh đang gặp phải khi triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone, Bộ TT-TT rất chia sẻ bởi đây là khó khăn chung mà nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gặp phải. Hiện Bộ TT-TT đã giao Cục Tin học hóa chủ trì, phối hợp cùng với đội ngũ phát triển ứng dụng và các các đơn vị chức năng trong Bộ để ghi nhận, tiếp thu thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng Bluezone ở các địa phương để kịp thời hỗ trợ. Vì vậy, Bộ TT-TT đề nghị Sở TT-TT tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Tin học hóa thực hiện.

Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), tính từ ngày 12 đến hết ngày 31.8, từ 39 bệnh nhân nhiễm COVID-19 có cài Bluezone, hệ thống đã truy vết được 1.891 người nghi nhiễm (F1) và người nghi tiếp xúc với người nghi nhiễm (F2) để bổ sung cho danh sách truy vết truyền thống bằng biện pháp điều tra dịch tễ.

Theo Cục Tin học hóa, tỷ lệ số lượng bệnh nhân COVID-19 có cài và sử dụng Bluezone chiếm khoảng 24% tổng số bệnh nhân COVID-19 mới phát hiện. Tỷ lệ này cũng phù hợp với tỷ lệ người cài đặt Bluezone hiện nay mới chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Nếu số lượng bệnh nhân có cài và sử dụng Bluezone tăng lên thì số lượng truy vết được chắc chắc sẽ nhiều hơn, công tác truy vết sẽ càng hiệu quả, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng sẽ được giảm đi.

Thu Anh

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng Bluezone chỉ dành cho các smartphone… đời mới?